3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Vậy 3 tháng cuối mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào và cách chăm sóc bầu như thế nào cho đúng cách? Chế độ dinh dưỡng chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối cho mẹ Thực phẩm giàu sắt và protein tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt mỗi ngày. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn của mẹ như: các loại rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô, đậu nành, các loại thịt đỏ và thịt gia cầm. Protein cũng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Thực phẩm giàu protein có thể kể đến như trứng, thịt, đậu xanh và các sản phẩm từ sữa. Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp khoảng 75 – 10g protein theo khuyến nghị cho bà bầu cần bổ sung mỗi ngày. Thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối Việc bổ sung canxi trong 3 tháng cuối của thai kỳ rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển khung xương của thai nhi. Mẹ bầu 3 tháng cuối cần bổ sung đủ 1,000g canxi mỗi ngày. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn chăm sóc bầu hàng ngày như: sữa, phô mai, sữa chua, các loại hải sản tôm, cua, cá… >> Xem thêm: Xuống máu chân bao lâu thì sinh? Thực phẩm giàu magie tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối Magie giúp mẹ bầu 3 tháng cuối giảm bớt tình trạng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và ngăn ngừa sinh non. Mẹ bầu 3 tháng cuối cần bổ sung magie bằng nguồn thực phẩm như: đỗ đen, yến mạch, lúa mạch, bông atiso, hạnh nhân… Thực phẩm giàu DHA tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối DHA là một loại acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Mẹ nên bổ sung DHA trong chế độ ăn chăm sóc bầu 3 tháng cuối qua một số loại thực phẩm phổ biến như dầu cá hay cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh… Thực phẩm giàu acid folic tốt cho bà bầu 3 tháng cuối Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu 3 tháng cuối cần bổ sung ít nhất 600-800 mg acid folic mỗi ngày. Vì vậy, mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm giàu acid folic vào khẩu phần ăn như: các loại rau có màu xanh đậm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc… Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối Chế độ ăn giàu chất xơ không những giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón mà còn giúp mẹ bầu làm sạch mật. Những loại thực phẩm giàu chất xơ mẹ bầu 3 tháng cuối nên lựa chọn bao gồm: các loại trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Mẹ bầu nên uống nhiều nước Uống nhiều nước giúp mẹ bầu có đủ lượng nước ối cho thai nhi, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể luôn giữ ở trạng thái cân bằng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nạp nhiều nước cũng có thể ngăn chặn được chứng co thắt cổ tử cung khi sinh nở. Các mẹ nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, nên uống từng chút một. >> Xem thêm: Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối đúng cách, an toàn 1. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối với lịch khám thai và xét nghiệm cần thiết Trong giai đoạn “nước rút” này, các mẹ bầu cần chú ý hơn tới các vấn đề sức khỏe của mình để sớm phát hiện và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như sinh non, đa ối,… Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối cần thăm khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó là tiến hành làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết trước khi vượt cạn: cân, đo huyết áp, ghi cử động thai nhi, nghe tim thai…. Khám thai 2 lần mỗi tuần, bắt đầu kể từ tuần thứ 30 trở đi và khám 1 lần một tuần kể từ tuần thứ 36. 2. Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối về mặt thể chất, tinh thần tốt nhất Trước kỳ sinh nở, mẹ bầu 3 tháng cuối cần phải chuẩn bị tốt về sức khỏe, thể chất để có thể vượt cạn một cách an toàn. Thứ nhất là các mẹ phải luôn ngủ đủ giấc. Các mẹ có thể chia ra thành các giác ngủ ngắn trong ngày. Mẹ bầu 3 tháng cuối nên nằm nghiêng sang một bên để có thể cung cấp máu cho thai nhi một cách tốt nhất. Các mẹ cũng nên tập thể dục hay các bài tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể thêm khỏe khoắn, hỗ trợ cho việc sinh nở. Việc tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp mẹ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà cũng giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, đối với các mẹ có thai nhi phát triển quá lớn thì nên hạn chế việc tập thể dục. Ngoài ra, massage chăm sóc bầu tại nhà là biện pháp giúp mẹ bầu thư giãn cơ thể. Giúp mẹ có một tinh thần thoải mái, vui tươi trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ. Đồng thời, đây cũng là cách giúp hạn chế tình trạng trầm cảm trước và sau sinh của các mẹ bầu. Trên đây, là các cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối mà mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng. Ngoài ra, nếu các mẹ cảm thấy nhiều băn khoăn trong các cách tự massage chăm sóc bầu tại nhà thì biện pháp tốt nhất là giao phó cho một trung tâm, spa chăm sóc bà bầu uy tín. Tại đây, mẹ hưởng trọn vện liệu trình massage cho bà bầu đúng cách từ chuyên viên kỹ thuật dày rạn kinh nghiệm giúp mẹ giảm đau nhức, mệt mỏi stress hiệu quả. Trên địa bàn Hà Nội, Mama Maia Spa hiện đang là địa điểm chăm sóc bầu hàng đầu được hàng ngàn khách hàng lựa chọn. Với các mẹ bầu 3 tháng cuối có thể tham khảo lựa chọn các dịch vụ chăm sóc tại nhà áp dụng với các gói chăm sóc 90 phút và gói chăm sóc VIP 120 phút. Các mẹ sẽ được trải nghiệm các kỹ thuật massage chuyên sâu body, massage body cao cấp và kết hợp cả chăm sóc da mặt. Ngoài ra là các phương pháp ngâm chân cho bà bầu thải độc,… giúp mẹ bầu có những giây phút thư giãn nhất.