Sự thay đổi của âm đạo sau sinh diễn ra tự nhiên, khiến bạn cảm thấy rộng hơn, khô hoặc đau trong một thời gian. Một số sản phụ còn bị rách, cắt và khâu tầng sinh môn (da giữa âm đạo và hậu môn). Do đó việc phục hồi vùng kín sau khi sinh nở là vấn đề được hầu hết các sản phụ quan tâm và tìm kiếm phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Cùng tìm hiểu 6 cách phục hồi vùng kín sau sinh hiệu quả mẹ sau sinh nào cũng nên biết. Sau khi sinh nở vùng kín thay đổi như thế nào? Sau quá trình sinh con thì vùng kín của mẹ có những thay đổi như: Âm đạo rộng hơn và đi kèm sưng tấy, tím bầm. Mẹ cũng sẽ có cảm giác vùng kín mềm và lỏng lẻo hơn. Tình trạng sưng tấy, tím bầm sẽ giảm dần đi sau sinh vài ngày nhưng âm đạo rộng ra thì rất khó đưa trở lại trạng thái ban đầu. Sau quá trình mang thai và sinh nở sàn chậu của sản phụ sẽ trở nên suy yếu khiến mẹ khó nhịn tiểu, hay bị són tiểu khi ho hoặc cười trong khoảng 6 tuần sau sinh. Nếu bị tổn thương, rách cấp độ II trở lên mẹ sau sinh có thể rơi vào tình trạng không thể kiểm soát tiểu tiện trong khoảng 3 tháng sau sinh. Sau khi sinh con nồng độ hormone estrogen giảm hơn so với giai đoạn mang thai rất nhiều. Những sản phụ nuôi con bú có lượng estrogen thấp hơn so với mẹ không cho con bú. Nồng độ estrogen thấp là nguyên nhân khiến sản phụ bị khô âm đạo. Vết khâu tầng sinh môn bị đau nhức từ ngay sau khi sinh nở và kéo dài trong khoảng 6 – 12 tuần. Bị đau khi gần gũi chồng do âm đạo bị khô và chưa phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra mẹ sau sinh phải chăm sóc con nhỏ luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, áp lực nên không cảm thấy sẵn sàng, vui vẻ khi quan hệ tình dục. >>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh giúp ngừa các bệnh về xương Hướng dẫn các cách phục hồi vùng kín sau sinh hiệu quả Để vùng kín của sản phụ mau chóng bình phục thì mẹ có thể áp dụng 6 cách dưới đây: Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn Khi sinh con hầu hết các mẹ đều bị rạch tầng sinh môn để thai nhi có thể chào đời dễ dàng hơn. Sau sinh các chị em cần giữ cho vết khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ, khô ráo và cố gắng không đặt trọng tâm cơ thể lên vết khâu những lúc ngồi. sau khi đi vệ sinh sản phụ nên rửa lại bằng nước muối loãng ấm và dùng khăn sạch, mềm lau khô theo hướng từ trước ra sau để tránh bị nhiễm khuẩn. Khắc phục tình trạng són tiểu Để khắc phục tình trạng són tiểu sản phụ cần thúc đẩy quá trình thu nhỏ âm đạo và sàn chậu sau sinh bằng các bài tập Kegel hoặc dùng thảo dược xông hơ và vệ sinh vùng kín bằng nước thảo dược. Nên tập Kegel khi bàng quang đang rỗng, nếu tập lúc đang buồn tiểu sẽ khiến vùng chậu bị suy yếu hơn và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên thực hiện bài tập Kegel khoảng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần tập thực hiện động tác khoảng 5 lần. >>Xem thêm: dấu hiệu thiếu sắt sau sinh Xông hơ – vệ sinh vùng kín Xông hơ vùng kín không chỉ hỗ trợ thu nhỏ âm đạo mà còn làm giảm mùi hôi âm đạo, khử khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi âm đạo diễn ra nhanh hơn. Thông thường các bài thuốc xông hơ vùng kín sẽ sử dụng lá hoặc tinh dầu trầu không. Khi xông hơn cần đặt chậu ở nơi kín gió, nước không quá nóng để có tác dụng xông hơi nhưng không làm bỏng vùng kín của sản phụ. Mẹ sau sinh cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước lá, nước muối ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Giải quyết các vấn đề về sản dịch Sau khi sinh sản phụ sẽ bị chảy sản dịch bao gồm niêm mạc tử cung, chất nhầy tử cung và những cục máu đông nhỏ ở những vết thương thoát ra ngoài để làm sạch tử cung. Thời gian chảy sản dịch có thể kéo dài trong khoảng 6 tuần, mẹ cần thường xuyên thay băng vệ sinh, vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng ấm hay các loại nước lá, dung dịch vệ sinh. Nếu lượng sản dịch chảy ra quá nhiều hay sản phụ vẫn bị chảy sản dịch sau 6 tuần đi kèm hiện tượng bụng dưới căng tức, sốt cao, sản dịch có mùi hôi,… thì cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Chú ý bổ sung sắt bằng thực phẩm và viên sắt uống sau sinh để bù lại lượng máu cơ thể đang bị thiếu hụt do quá trình sinh nở và chảy sản dịch, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Nhờ đó có thể nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản. Phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng âm đạo Để phòng ngừa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn âm đạo sản phụ cũng cần chú ý mặc quần áo sạch, dùng riêng khăn tắm và chỉ dùng những khăn sạch, khô ráo. Theo dõi cơ thể sát sao, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu như vết khâu đau nhức nhiều, có vết đỏ xung quanh hoặc có dịch màu vàng, xanh; vùng kín bị ngứa nhiều, có mùi hôi; đi tiểu không tự chủ, xuất hiện cục máu đông to bất thường,… thì cần đi khám ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 6 tuần sau sinh Để vùng kín hồi phục hoàn toàn thì mẹ cần kiêng quan hệ tình dục trong ít nhất 6 tuần đầu. Đồng thời giảm nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn âm đạo, vết khâu tầng sinh môn có thể hoàn toàn lành lặn. Sau 6 tuần nếu sản phụ cảm thấy sẵn sàng thì mới có thể bắt đầu quan hệ trở lại. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu Giai đoạn phục hồi vùng kín sau sinh cũng quan trong như thai kỳ nên bạn cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để tránh các biến chứng sau sinh. Nếu có bất thường về sức khỏe, bạn cũng cần đi khám ngay chứ không nên chần chừ nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!