Tình trạng tê tay chân mẹ bầu có thể gặp bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng cuối tỷ lệ mẹ bầu gặp phải tình trạng này cao hơn, mức độ tê tay chân cũng tăng lên, tần suất bị tê xuất hiện nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân khiến bà bầu bị tê chân tay 3 tháng cuối thai kỳ và cần làm gì để cải thiện là vấn đề các mẹ bầu mong muốn được giải đáp. Bà bầu bị tê chân tay khi mang thai 3 tháng cuối là do đâu? Tê tay khi mang thai 3 tháng cuối là cảm giác tê ở đầu ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, thường có cảm giác châm chích hoặc như kiến bò dưới da khó chịu. Ngoài ra, các bà bầu bị tê tay thường kèm theo hiện tượng đỏ rát và nóng ran ở tay, chân. Nguyên nhân gây nên tình trạng này gồm: Nguyên nhân sinh lý Hiện tượng này xuất hiện nhiều khi kích thước thai nhi và cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh. Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã to lên nhiều, cân nặng của mẹ cũng tăng nhanh khiến cho các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép. Từ đó, việc lưu thông máu đến tay chân bị ảnh hưởng và dẫn đến tê mỏi. Bên cạnh đó, 3 tháng cuối, mẹ bầu cũng hay bị phù chân, bên trong cơ thể sinh nhiệt nhiều cũng khiến tình trạng tê tay chân nặng nề hơn. Với những mẹ bầu lười vận động, hay nằm một chỗ hoặc đứng một tư thế lâu khiến mạch máu bị chèn ép cũng gây nên tình trạng tê chân tay. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vitamin và dưỡng chất cần thiết như sắt và canxi cho bà bầu, magie, acid folic, vitamin nhóm B… cũng gây tê bì chân tay. Đáng ngại hơn, khi mẹ thiếu chất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của thai nhi. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt Nguyên nhân bệnh lý Ngoài những yếu tố trên thì mẹ bị tê chân tay là do những yếu tô sau: Tụt huyết áp Huyết áp thấp là tình trạng lưu lượng máu trong cơ thể giảm, khiến các cơ quan không nhận đủ lượng máu cần thiết để hoạt động hiệu quả, dẫn đến mệt mỏi, uể oải, vận động kém và gây tê bì chân tay. Nếu bị tụt huyết áp, mẹ bầu cần ngồi xuống nghỉ ngơi, hoặc di chuyển nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông dễ dàng. Khi bị tụt huyết áp, mẹ không nên vận động mạnh vì có thể gây chóng mặt, ngất xỉu. Thiếu chất Nếu khi mang thai mẹ không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi, magie, acid folic, vitamin B1, B2, B12… cũng sẽ dẫn đến tê bì chân tay. >>Xem thêm: biểu hiện bà bầu thiếu sắt Hội chứng ống cổ tay Hội chứng này xảy ra khi dịch lỏng tích tụ ở cổ tay khiến các dây thần kinh dẫn đến ngón tay, ngón chân bị chèn ép, gây thiếu máu và tê bì chân tay. Hội chứng này ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai và sau sinh. Do dịch chuyển khớp Những tháng cuối thai kỳ, hormone relaxin được sản xuất nhiều để làm mềm, nới lỏng khớp xương chậu để tạo điều kiện tốt nhất cho sự chào đời của bé. Chính hormone này cũng kích thích đến những vị trí xương khớp khác và gây nên tình trạng tê bì chân tay. Tiểu đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể. Tê bì chân tay là một triệu chứng của bệnh. >>Xem thêm: Canxi cho bà bầu giúp ngừa các bệnh về xương Giải pháp cho bà bầu bị tê bì chân tay 3 tháng cuối thai kỳ Tình trạng nay tuy không quá nguy hiểm nhưng tê bì chân tay khiến mẹ bầu khó chịu, thậm chí làm mẹ mất ngủ. Vì thế cần cải thiện sớm để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Để cải thiện tình trạng này thì mẹ có thể áp dụng những cách sau đây: Chú ý thời gian uống sắt và canxi cho bà bầu để giúp cơ thể hấp thu tối đa các vi chất quan trọng vì thiếu canxi là nguyên nhân gây tê bì chân tay, đau lưng khi mang thai. Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên, không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu để giúp máu lưu thông đến tay, chân dễ dàng hơn. Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B bằng thực phẩm hoặc các loại viên uống bổ sung. Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ giúp cải thiện đáng kể tình trạng tê bì chân tay và hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn. Ngủ đúng tư thế để mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất. Tư thế tốt nhất cho bà bầu 3 tháng cuối là nằm nghiêng bên trái, không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp vì có thể tác động xấu đến thai nhi. Massage tay, chân thường xuyên giúp mẹ thư giãn và tăng cường lưu thông máu. >>Xem thêm: cách uống sắt và canxi cho bà bầu Tê bì tay chân là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, mẹ bầu nên vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ hạn chế tình trạng này. Nếu bà bầu bị tê bì tay chân quá thường xuyên, gây khó chịu, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị. Chúc mẹ bầu có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!