Các mẹ thường quá quen thuộc với những câu hỏi như “Bé nặng bao nhiêu ký?” hay “Bé cao bao nhiêu cm?” từ người thân hay bạn bè mình khi hỏi thăm sức khoẻ của bé. Nhưng mọi người lại ít khi quan tâm đến một chỉ số không kém phần quan trọng đó chính là số đo vòng đầu của trẻ. Chỉ số đo vòng đầu là gì? Số đo vòng đầu là một trong những thông số quan trọng phản ánh sự tăng trưởng bộ não cũng như sức khỏe của bé. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hầu hết các bậc cha mẹ chỉ chú trọng chỉ số đo về chiều cao, cân nặng mà thườn bỏ qua việc đo vòng đầu trẻ vào mỗi tháng. Đối với giai đoạn phát triển ở trẻ sơ sinh, vòng đầu (khoảng cách quanh phần lớn nhất của đầu) có thể cung cấp các dấu hiệu đánh giá sự phát triển của não bộ. Nếu đầu của bé lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều so với chỉ số trung bình của trẻ hoặc vòng đầu trẻ không tăng nhanh, thì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng mà cha mẹ nên lưu ý. Ví dụ như vòng đầu bé phát triển lớn hơn bình thường thì đó là dấu hiệu của bệnh tràn dịch não. Một vòng đầu nhỏ hơn trung bình có thể là dấu hiệu não không phát triển tốt hoặc thậm chí ngừng phát triển hoàn toàn. Bộ não của người phát triển từ khi mang thai lúc 20 tuần tuổi cho đến khi em bé được 3 tuổi. Trọng lượng của não khi bé được sinh ra chỉ có 350 gram. Sau đó, não tiếp tục tăng thêm 1000 gram ở giai đoạn 1 tuổi và thêm 1.200 gram ở giai đoạn 2 tuổi. Ở tuổi trưởng thành, bộ não con người chỉ là 1.250 gram ở phụ nữ và 1.400 gram ở nam giới. Như vậy, 75% sự phát triển não bộ diễn ra ở trẻ từ lúc sơ sinh cho đến tuổi chập chững biết đi. Vì thế, bạn chỉ cần đo chỉ số vòng đầu của con cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Kích thước trung bình vòng đầu của bé lúc sinh là 34 – 35cm. Chu vi này tăng 2cm mỗi tháng ở độ tuổi 0 – 3 tháng. Tiếp theo, ở độ tuổi 4 – 6 tháng, kích thước vòng đầu sẽ phát triển 1cm mỗi tháng, và ở độ tuổi 6 – 12 tháng tăng 0,5cm mỗi tháng. Vòng đầu của trẻ tăng nhanh quá mức (đầu bé to lên bất thường) cộng thêm với những triệu chứng khác về thần kinh thì cũng có thể có vấn đề gì đó khiến cho thể tích của não tăng lên. Một trong những vấn đề hay gặp là não úng thủy, chính là não bị ứ dịch bên trong, làm cho đầu bị phình to ra. Những trường hợp này bác sĩ cần can thiệp để điều trị, nếu không, nước tích nhiều quá sẽ ép lên não, khiến não không phát triển được. Kích cỡ vòng đầu của trẻ cũng có phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền của ba hoặc mẹ. Ví dụ mẹ hoặc ba đứa trẻ có kích thước đầu nhỏ thì nhiều khả năng trẻ cũng sẽ có vòng đầu nhỏ. Tuy nhiên, nếu vòng đầu của bé nhỏ hơn nhiều so với lần khám trước, và vòng đầu của bé không tăng kể từ lần kiểm tra cuối cùng hay đầu bé đột ngột lớn nhanh bất thường thì lúc này ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Hướng dẫn ba mẹ cách đo chỉ số vòng đầu cho bé chính xác nhất Dù hiện nay một số bệnh viện lại bỏ qua bước này nhưng cha mẹ vẫn có thể dựa vào chỉ số tham khảo và tự đo cho con ngay tại nhà. Mẹ nên chuẩn bị thước dây co giãn, dùng dây đo quấn quanh phần rộng nhất của trán em bé, ở ngay sát trên tai và điểm giữa của phía sau đầu. Mẹ nên theo dõi và đo cho bé mỗi tháng một lần. Dưới đây là bảng kích thước chu vi vòng đầu trung bình của bé từ 0 đến 36 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo để tiện kiểm tra và theo dõi chu vi vòng đầu của bé. 0 tháng tuổi – 34,8 cm 3 tháng tuổi – 40 cm 6 tháng tuổi – 42,4 cm 12 tháng tuổi – 45 cm 15 tháng tuổi – 45,8 cm 18 tháng tuổi – 46,5 cm 21 tháng tuổi – 47 cm 24 tháng tuổi – 47,5 cm 27 tháng tuổi – 47,8 cm 30 tháng tuổi – 48,2 cm 33 tháng tuổi – 48,4 cm 36 tháng tuổi – 48,6 cm 30 tháng tuổi – 48,2 cm 33 tháng tuổi – 48,4 cm 36 tháng tuổi – 48,6 cm Lưu ý là bảng này chỉ mang tính tham khảo vòng đầu trung bình của các bé ở độ tuổi tương ứng vì mỗi bé là một cá thể riêng biệt. Vì vậy, thay vì chỉ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ, ba mẹ nên lưu tâm hơn nữa chỉ số vòng đầu, hay theo dõi những triệu chứng bất thưởng của những bệnh lý có thể xảy ra đối với não trẻ.