Sau sinh mổ mà bị sốt là trường hợp không ai mong muốn nhưng lại phổ biến và không thể tránh khỏi. Mẹ sau sinh mổ bị sốt nguyên nhân do đâu và cần làm gì để khắc phục là vấn đề được quan tâm. Vì sao mẹ sau sinh mổ bị sốt? Có rất nhiều bà mẹ sau sinh mổ bị sốt cao, hoặc sốt nhẹ. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do: Mắc bệnh về vú Những ngày đầu sau sinh, đa số sản phụ phải đối mặt với tình trạng cương sữa, tắc tia sữa dẫn đến phát sốt. Hiện tượng này được giải quyết dễ dàng nếu mẹ cho bé bú thường xuyên, bú đúng khớp ngậm để bé có thể lấy được hết nguồn sữa trong bầu ngực mẹ. Nếu cương sữa, tắc tia sữa có thêm các biểu hiện như vú cương cứng, đau, đỏ, đầu ti nứt nẻ thì mẹ nên đi khám để được tư vấn cách khắc phục. Nếu để lâu có thể dẫn tới áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú có những dấu hiệu như sưng đỏ, căng vú, có chỗ ấn mềm, chỗ căng cứng, nếu chọc dò thì có mủ. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu Nhiễm khuẩn vết mổ Tại vết mổ có dấu hiệu sưng, tiết dịch vàng hoặc mủ, quanh vết mổ sưng đỏ thì đây là biểu hiện bạn đang bị nhiễm khuẩn vết mổ. Nhiễm khuẩn có thể khiến mẹ bị sốt. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Viêm nội mạc tử cung Chuyển dạ kéo dài, sót ra, nhiễm khuẩn ối có thể dẫn đến viêm nội mạc tử cung khiến mẹ sau sinh mổ bị sốt. Viêm nội mạc tử cung cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, viêm toàn bộ tử cung… Triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi, sản dịch có mùi hôi, đôi khi lẫn mủ, tử cung co hồi chậm, ấn vào thấy đau, mẹ bị sốt 38 – 39 độ C từ 2 ngày sau sinh. Nếu có những biểu hiện này mẹ cần đi khám ngay. Nhiễm khuẩn hậu sản Một nguyên nhân nữa khiến mẹ sau sinh mổ bị sốt đó là do nhiễm khuẩn hậu sản. Cụ thể là nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung. Triệu chứng thường gặp là mẹ bị sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C, vết khâu tầng sinh môn sưng tấy, đau, đôi khi có mủ, sản dịch có thể rất hôi… >>Xem thêm: Phụ nữ cho con bú bị đau đầu sốt phải làm sao Sốt do viêm tắc tĩnh mạch Đây là bệnh hiếm gặp nhưng không phải không có khả năng. Nếu bị viêm tắc tĩnh mạch, sản phụ sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, đau tại nơi bị viêm tắc, không đi lại được nếu bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, đau bụng nếu viêm tắc tĩnh mạch ở bụng… Trường hợp mắc bệnh lý này cần đi khám và điều trị sớm. Nếu để lâu có thể gây liệt cục bộ ở vị trí viêm tắc. Nhiễm khuẩn huyết Tình trạng này có thể do thủ thuật hoặc dụng cụ thực hiện mổ lấy thai không đảm bảo vô khuẩn. Hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác như dùng kháng sinh không đủ liều, điều trị tình trạng nhiễm khuẩn không đúng cách, do can thiệp phẫu thuật quá sớm khi chưa kiểm soát được ổ nhiễm khuẩn khu trú… Khi bị nhiễm khuẩn huyết, sản phụ sẽ có các biểu hiện như sốt cao, rét run nhiều lần trong một ngày. Nhiều trường hợp còn bị sốt kéo dài, gây suy nhược, hạ huyết áp, mê man. Cần điều trị sớm nhiễm khuẩn huyết để tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. >>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh giúp ngừa đau nhức xương khớp Cách phòng ngừa sốt sau sinh mổ cho mẹ hiệu quả Bí quyết phòng tránh những nguy hiểm do sốt sau sinh thì mẹ cần phòng ngừa từ sớm tình trạng sốt sau sinh bằng các biện pháp sau: Sau sinh, không nên nằm bất động trên giường mà hãy xoay trở người thường xuyên, cố gắng tập ngồi dậy và đi lại càng sớm càng tốt. Nếu không vận động có thể khiến nhu động ruột chậm hồi phục, dẫn đến táo bón và làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở tay, chân Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm ngay từ trong thai kỳ để mẹ có sức khỏe tốt nhất cho quá trình vượt cạn. Khi mang thai, mẹ nên bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng quan trọng như sắt, DHA, acid folic, canxi đầy đủ. Nếu sử dụng canxi dạng nước cho bà bầu cần chú ý hàm lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Sau sinh, mẹ cũng nên bổ sung đủ những dinh dưỡng này để nhanh hồi phục sức khỏe và cung cấp cho em bé thông qua sữa mẹ. Thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng bụng (tránh chỗ vết mổ) để giúp tử cung co hồi tốt, đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Khi thay băng vết thương phải đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ thay băng phải vô trùng. Không nên thoa thuốc kháng sinh, đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi tắm xong, dùng bông thấm sạch vết mổ và vệ sinh vết mổ bằng dung dụng betadine để sát trùng. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát kỹ cơ thể mình, nếu có dấu hiệu bất thường thì phải đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. >>Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp Sản phụ cần hết sức lưu ý, sau sinh, nếu có các dấu hiệu sốt kéo dài, kèm theo các triệu chứng kể trên, sản phụ cần phải nói ngay với người thân, không nên tự hạ sốt tại nhà mà phải đi khám bác sỹ để tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.