Sản phụ thường gặp các biểu hiện mỏi các khớp bàn ngón chân, tê bì cảm giác, đau nhức, yếu cơ xương khớp, gọi chung là tê chân sau sinh. Những biểu hiện này kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mẹ và bé, cũng như người thân của họ. Hướng dẫn 5 cách chữa tê chân sau sinh cho mẹ bầu hữu ích nhất. Mẹ sau sinh bị tê chân có nguy hiểm không? Tê chân sau sinh khiến các mẹ rất khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Mẹ sau sinh bị tê chân thường đi kèm với tê tay có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể hạn chế khả năng di chuyển của mẹ. Do đó mẹ cần chủ động tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời. Tình trạng này là một rối loạn phổ biến, nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn và là dấu hiệu của một bệnh khác tiềm ẩn trong cơ thể. Các mẹ nên kết hợp các biện pháp giúp giảm tê chân ngay tại nhà để xoa dịu tình trạng trên. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy tê chân kéo dài, gây đau đơn nghiêm trọng thì nên đến bác sĩ để chẩn đoán và thảo luận về các lựa chọn điều trị. 5 cách chữa tê chân sau sinh cho mẹ cực hiệu quả Ăn những thực phẩm giàu sắt và vitamin nhóm B Sau khi sinh xong, các mẹ bị thiếu hụt vitamin B, sắt và máu. Điều này khiến cho các dầy thần kinh ngoại vi hoạt động kém hiệu quả, gây đau nhức xương khớp. Do đó, sau sinh những thực phẩm mẹ nên ăn để cải thiện triệu chứng này bao gồm: Thực phẩm giàu sắt: gan động vật, thịt bò, bông cải xanh, bí đỏ, trứng gà……….. Thực phẩn giàu vitamin B12: cá hồi, hạnh nhân, cá hồi, phomat, trứng, nấm mỡ, gan lợn…. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu Chườm nóng Bạn cũng có thể dùng thêm nhiều biện pháp giải quyết tức thì cơn tê bì chân tay khác như: chườm nóng ngải cứu rang muối, massage nhẹ nhàng vùng tê mỏi để có thể sớm thoát khỏi cảm giác tê bì chân sau sinh. Cách làm: Đem lá ngải cứu đi rửa sạch rồi để ráo nước. Trộn ngải cứu với muối và đem xào cho nóng lên. Sau khi đủ độ nóng, đổ hỗn hợp vào một chiếc khắc mỏng và chườm lên vị trí chân tê trong vòng 20 phút, có thể sao nóng lại nếu hỗn hợp nguội rồi chườm tiếp. Thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi đi ngủ, kiên trì trong 2 tuần. Bổ sung canxi và vitamin D sau sinh Thiếu hụt canxi và vitamin D dẫn đến tê chân cũng là nguyên nhân rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Do đó bổ sung canxi trong giai đoạn này đóng vai trò cực kì quan trọng. Mẹ có thể bổ sung canxi và vitamin D bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kết hợp tắm nắng và uống thêm viên bổ sung. Sử dụng viên uống có cả thành phần canxi và vitamin D giúp các mẹ dễ dàng sử dụng và đạt hiệu quả hấp thu cao hơn. Uống canxi bao lâu thì ngưng còn tùy thuộc vào tình trạng tê bì chân tay của các mẹ. >>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh loại nào tốt Ngâm chân nước muối ấm Ngâm chân trong nước muối ấm là một trong những cách giảm tê chân hiệu quả ngay tại nhà. Ngâm chân giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích tuần hoàn máu, xoa dịu cơn tê chân đáng kể. Cách làm: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khoảng 40 đến 45 độ là tốt nhất. Cho vào chậu nước 2 thìa muối hột hòa tan. Cho chân vào ngâm khoảng 25 phút. Lau khô chân bằng khăn mềm Thay đổi tư thế sinh hoạt Tê tay chân sau sinh do nằm nghiêng một bên hoặc do ngồi nhiều thì chị em nên thay đổi tư thế trong sinh hoạt hằng ngày. Một số thay đổi mẹ cần thực hiện như: Khi ngồi ghế có lưng tựa cần ngồi thẳng Không nằm bất động hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài Thay đổi tư thế khi ngủ Không ngồi quá lâu ở một tư thế mà nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng, vận động sau mỗi giờ làm việc để khí huyết được lưu thông Trành ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm Không đặt tay ở dưới đầu, bụng, lưng khi nằm tránh mạch máu bị đè nén, khí huyết không được lưu thông Hạn chế đi giày cao gót Tránh đi lại quá nhiều >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi có uống chung được không Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được vấn đề tê chân sau sinh ở phụ nữ. Chúc các mẹ luôn luôn có một sức khỏe thật tốt để chăm sóc em bé phát triển tốt nhất nhé.