Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa có sao không? Những nguyên nhân gì dẫn đến việc đau bụng trong quá trình mang thai em bé?… Đó là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp cải thiện tình trạng này hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng ở 3 tháng giữa thai kỳ Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa ở các bà bầu có thể kể đến như: Tử cung ngày một to và dây chằng của mẹ giãn nở để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Chính sự thay đổi này khiến mẹ bị đau bụng. Nguyên nhân này hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Mẹ bầu thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây đang bụng, đau lưng. Thai nhi phát triển nhanh về kích thước khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2 gây chèn ép các cơ vùng bụng khiến mẹ bị đau bụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Trường hợp này, mẹ thường bị đau vùng bụng dưới, đau trên xương mu kèm theo cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu. Thiếu sắt thiếu máu khi mang thai khiến máu tuần hoàn chậm, các cơ quan không nhận đủ máu và oxy kịp thời có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu tình trạng này xảy ra do sự thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang bầu thì hoàn toàn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau bụng cảnh báo nguy cơ nguy hiểm. Nếu chỉ đau bụng râm râm thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp đau liên tục, đau dữ dội kèm theo các triệu chứng như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau buốt lưng… thì bạn nên đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như bong nhau non, xuất huyết sau bánh nhau, sinh non… >>Xem thêm: chuột rút khi mang thai phải làm sao Biện pháp khắc phục tình trạng đau bụng 3 tháng giữa thai kỳ Trong tam cá nguyệt thứ hai nếu gặp tình trạng này thì mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau: Chú ý trong sinh hoạt Nếu bị đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt thường ngày: Đi giày bệt, đế bằng, không đi giày cao gót. Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng hay đi lại, vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết. Khi ngủ, nên nằm nghiêng bên trái để làm giảm áp lực lên bụng bầu cũng như không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Đi lại nhẹ nhàng, không khiêng vác đồ nặng, không gập người hoặc đứng lên ngột xuống một cách đột ngột. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu giúp em bé thông minh sáng mắt Bổ sung sắt Thiếu sắt thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng. Vì thế, việc bổ sung sắt là cần thiết để khắc phục tình trạng này. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, trứng, các loại hạt, rau có màu xanh đậm… Tuy nhiên, khi mang thai, nhu cầu sắt tăng gần như gấp đôi nên nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm sẽ khó đáp ứng đủ. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng các loại viên sắt cho bà bầu hoặc thuốc bổ sung sắt dạng nước, phù hợp Bổ sung sắt là cần thiết nhưng phải bổ sung đúng cách. Vậy mẹ bầu bổ sung sắt từ tháng thứ mấy? Ngay từ khi mang thai, mẹ đã phải bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu và giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về cân nặng và trí tuệ. Thiếu sắt có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân… nên mẹ cần đặc biệt lưu ý. Tập thể dục nhẹ nhàng Việc căng dây chằng khiến mẹ bị đau bụng. Mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này. Những bộ môn phù hợp với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa gồm: đi bộ, bơi lội, yoga… Chúng không chỉ giúp giảm đau bụng mà còn giúp tăng cường thể lực và mang đến tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng cho bà bầu. Trường hợp mẹ nhận thấy các dấu hiệu đi kèm với chảy máu âm đạo, đau dữ dội… thì mẹ bầu nên đi khám ngay để đề phòng những biến chứng xấu có thể xảy ra. Hi vọng mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!