Dị ứng thời tiết là trường hợp khá phổ biển ở người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh lại có làn da khá mỏng và thường rất nhạy cảm khi thời tiết giao mùa. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trẻ bị dị ứng thời tiết, và mẹ cần chú ý những dấu hiệu nào khi trên da trẻ xuất hiện dị ứng? Xem thêm: Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Những lưu ý bảo vệ sức khoẻ bé vào thời điểm cuối năm Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời thiết dễ nhận biết nhất là làn da trẻ trở nên mẩn đỏ, trẻ khó chịu và liên tục gãi ngứa. Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác động từ bên ngoài. Cứ vào những tháng cuối năm thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mắc nhiều nhất. Với chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ thường không có cách chữa trị tận gốc. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể dựa vào những cách sau để giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ. 1. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết Trẻ bị dị ứng do thời tiết quá hanh khô Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại, thường khiến làn da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng. Khi thời tiết quá hanh khô da sẽ trở nên dễ bị ngứa, theo phản xạ trẻ sẽ gãi và càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy. Đối với trẻ có da mẫn cảm với thời tiết, nhiệt độ, nếu mẹ cho trẻ tắm nước nhiệt độ cao vào mùa đông cả vào mùa hè thì đều khiến da bị dị ứng. Thay đổi thời tiết khiến da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng Với nguyên nhân là do thời tiết hanh khô khiến làn da trẻ bị dị ứng, thì theo tư vấn từ các bác sỹ da liễu: Ba mẹ nên lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp dành riêng cho trẻ, tránh các thành phần dễ gây kích ứng da, có tính tẩy rửa mạnh, sử dụng ngay từ khi mới đầu vào mùa lạnh là có thể phòng được bệnh. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế tắm nước quá nóng cho trẻ. Với những trẻ chỉ bú sữa mẹ dưới 6 tháng thì mẹ nên tăng cường uống nước, ăn rau xanh, hoa quả chứa nhiều Vitamin C vào thực đơn hàng ngày,… Cách chăm sóc da trẻ bị dị ứng thời tiết bao gồm những bước sau: Làm sạch da: Mẹ vẫn tắm rửa cho trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi kem dưỡng ẩm để ngăn cản tình trạng da bị thiếu nước dẫn đến làm khô da. Và mẹ chú ý chỉ nên ngâm da bé từ 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh. Sử dụng các loại kem bôi dưỡng ẩm cho bé Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày, mẹ nên tham khảo các loại dưỡng ẩm dạng dung dịch như dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi làm sạch da cho bé. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn. Chỉ bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Hoặc mẹ có thể tham khảo các hãng kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính với làn da trẻ như: Bubchen, Chicco, Chuchubaby... Giảm ngứa và kích ứng: -Để giảm ngứa và kích ứng làn da trẻ bị dị ứng thời tiết thì mẹ nên chú trọng cho bé ngủ đủ giấc. Trẻ khó chịu và stress cũng là nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. -Thường xuyên rửa sạch tay và cắt móng tay cho bé. Với trẻ sơ sinh mẹ có thể sử dụng bao tay và rất ban để để tránh tổn thương da do gãi ngứa. -Mẹ chỉ nên dùng các loại chất tẩy rửa đảm bảo an toàn cho làn da trẻ. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da của người lớn. -Nên cho trẻ mặc các loại quần áo chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. -Tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao Mẹ nên thường xuyên vệ sinh tay chân khi trẻ chơi dưới đất, cầm nắm đồ chơi... Da trẻ bị dị ứng thời tiết do các nguyên nhân khác Khi da trẻ bị dị ứng thời tiết, về mặt lý tính là làn da sẽ xuất hiện các vết nổi mẩn gây ngứa. Vì vậy, trong trường hợp thời tiết thay đổi, rất dễ lầm lẫn là dị ứng trên da của trẻ là do thời tiết. Tuy nhiên, cũng có thể có những nguyên nhân khác tác động khiến trẻ em bị mẩn ngứa. Ví dụ: Bụi bẩn trong nhà cũng là thủ phạm khiến da trẻ bị dị ứng thời tiết. Việc cần làm của mẹ là thường xuyên lau dọn, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà… Bên cạnh đó, các loại thức ăn có thể làm tăng nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh. Tuy nhiên, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tăng sức đề kháng bằng nhiều biện pháp như: Cho trẻ sử dụng thêm thuốc bổ, vitamin cần thiết ngăn ngừa cảm cúm, tiêm phòng bệnh cúm cho trẻ, cung cấp nhiều chất kháng thể qua các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu…, nấu cho trẻ ăn những món tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh như: các món cá, rau trái… Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần để được khám và điều trị kịp thời. Khi có phương pháp điều trị đúng cách, trẻ sẽ mau lành bệnh và phục hồi nhanh chóng. Thêm vào đó, mẹ nên quan tâm đến dinh dưỡng hợp lý để giúp bé tăng cường thêm sức đề kháng. Cuối cùng, khi không chắc chắn tình trạng bệnh thì ba mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc và phải tuân thủ các chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ.