Thực tế cho thấy, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị tổn thương trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn. Và mẹ đã biết cách chăm sóc sau sinh lần 2 hiệu quả? Thời điểm sinh mổ lần 2 an toàn là khi nào? Vết sẹo mổ ở bụng mẹ sau lần phẫu thuật đầu tiên cần một thời gian để hồi phục hoàn toàn, nếu vết thương chưa lành mẹ đã tiếp tục mang bầu thì khả năng cao sẽ bị bục vết thương khi bầu bé thứ 2. Thời gian 2 lần sinh cách nhau quá ngắn cũng dễ dẫn tới những biến chứng trong thai kỳ như nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh nở. Khoảng thời gian an toàn để mang thai lần tiếp theo nên cách lần sinh mổ đầu tiên 24 tháng là ít nhất. Đây là mốc thời gian an toàn đủ để mẹ hồi phục vết mổ sau sinh, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sự an toàn của mẹ. Trường hợp khoảng cách giữa hai lần sinh dưới 18 tháng thì khả năng vết mổ bị bục cao gấp 3 lần mổ đẻ sau thời gian này, mẹ cần hết sức lưu ý. >> Xem thêm: Cách massage sau sinh giảm đau nhức hiệu quả! Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh mổ lần 2 để đảm bảo an toàn mẹ nhanh hồi phục Để chuẩn bị tốt hơn cho hành trình bầu bí và sinh nở bé tiếp theo, dưới đây là những kinh nghiệm chăm sóc sau sinh nở lần 2 dành cho mẹ. Lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà Chăm sóc sau sinh mổ lần 2 mẹ sẽ cần đặc biệt chú ý tới việc vệ sinh và chăm sóc vết mổ. Sau khi sinh mổ khoảng 4-5 ngày mẹ sẽ được xuất viện về nhà nghỉ ngơi. Trong quá trình chăm sóc vết mổ và đợi vết thương hồi phục, mẹ nên lưu ý: Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết mổ. Không tắm quá lâu hoặc tắm bồn tắm để tránh làm ướt vết thương. Sử dụng khăn có chất liệu mềm, thấm hút nhanh để thấm khô vết mổ sau khi tắm. Giữ vết mổ khô thoáng, có thể dùng dung dịch betadin để vệ sinh vết mổ nếu cần. Lên thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ chất Quá trình chăm sóc sau sinh mổ lần 2 cần lưu ý về nhiều mặt, trong đó có việc lên kế hoạch cho một bữa ăn đủ chất giúp mẹ mau phục hồi. Sinh mổ sẽ khiến mẹ mất rất nhiều máu, vì vậy khẩu phần ăn cần đặc biệt tăng thêm những thực phẩm bổ máu, lợi sữa cùng thực phẩm giàu canxi để phục vụ nhu cầu canxi tăng cao trong giai đoạn cho con bú. Bên cạnh đó, bữa ăn sau sinh của mẹ nên chú ý: Không ăn nhiều thực phẩm chứa đường và sản phẩm từ đậu tương để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, táo bón. Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra từ 3-5 ngày, mẹ nên uống thật nhiều nước và tăng cường chất xơ để tăng nhu động ruột, cải thiện táo bón nhanh chóng. Tránh ăn những thực phẩm có tính hàn và tanh như tôm, cua, cá bởi chúng có thể khiến cho việc đông máu khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Kiêng ăn những món ăn tác động xấu tới vết mổ, tạo mủ và gây sẹo lồi như thịt gà, rau muống, gạo nếp, lòng trắng trứng.. >> Xem thêm: Thực phẩm gây mất sữa nên tránh! Vận động sớm sau sinh mổ là điều cần thiết Mẹ sinh mổ nên vận động sớm sau sinh để tránh tình trạng ứ sản dịch, tử cung khó co có thể gây ra nhiễm trùng huyết, nguy hiểm hơn là phải cắt bỏ tử cung để xử lý triệt để. Vận động sớm cũng mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe như ngăn chặn biểu hiện táo bón, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống dính ruột, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.. Ngay trong ngày đầu tiên sau khi mổ đẻ, mẹ sẽ được các y tá hướng dẫn để vận động tại giường. Khi về nhà, mẹ hãy cố gắng đi lại thường xuyên hơn để nhanh trở lại trạng thái bình thường. Thông thường, sinh mổ lần thứ 2 khiến sức khỏe mẹ bị suy giảm nhiều hơn lần đầu tiên, vì vậy chăm sóc sau sinh mổ lần 2 cũng cần thận trọng hơn. Nhiều mẹ bỉm sữa đã lên kế hoạch trước cho các liệu trình chăm sóc sau sinh và thực hiện ngay sau khi kết thúc ở cữ. Điển hình liệu trình chăm sóc sau sinh tại spa chăm sóc sau sinh chất lượng cao – Mama Maia Spa còn sử dụng các bước massage với đá nóng để đả thông kinh lạc, chăm sóc làn da giúp mẹ tươi trẻ khỏe mạnh. Không chỉ vậy, massage sau sinh giúp mẹ giảm đau nhức, mệt mỏi hiệu quả mà còn giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn nữa.