Trong quá trình tìm hiểu về nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ gặp một số khái niệm được hiểu theo nghĩa dân gian để chỉ tình trạng của sữa. Trong đó có sữa nóng và sữa mát. Vậy sữa mẹ bị nóng có dấu hiệu gì? Phát hiện sớm những dấu hiệu sữa mẹ bị nóng giúp mẹ sớm tìm cách khắc phục, giúp hạn chế những tác động tiêu cực lên bé yêu. 4 dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị nóng Mọi người thường nghi hoặc chất lượng sữa của mẹ không còn thơm ngon và có ít chất dinh dưỡng, sữa mẹ bị nóng khiến con gặp những vấn đề sau: Trẻ chậm tăng cân Trẻ sơ sinh thường tăng cân nhanh trong vài tháng đầu đời. Trung bình, trẻ dưới 3 tháng tuổi tăng trung bình 1kg/tháng . Vì vậy, nếu nhận thấy con không tăng cân hoặc tăng rất chậm thì có thể đây là dấu hiệu sữa mẹ bị nóng. Sữa mẹ nóng khiến hệ tiêu hóa của bé hấp thu dinh dưỡng kém hơn và gây tình trạng trẻ chậm hoặc không tăng cân. >>Xem thêm: mẹ sau sinh ăn gì để mát sữa Bé bị tiêu chảy Trẻ bú sữa mẹ bị tiêu chảy thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sữa mẹ bị nóng. Ngoài tính chất lỏng, nhiều nước, phân của trẻ có thể có mùi khác hơn. Vì vậy, mẹ cần quan sát và cải thiện lại chế độ ăn hằng ngày để giúp sữa được chất lượng và “mát” hơn. Trẻ táo bón, nổi mụn Sữa mẹ bị nóng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, nổi mụn nhọt, nóng trong. Vì thấy, nhận thấy những triệu chứng kể trên mẹ có thể nghĩ đến vấn đề do sữa mẹ. Bé không thích bú mẹ Dù sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ nhưng nếu trẻ không thích bú mẹ, bú vài phút đã đẩy ra thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ bị nóng, bé không có hứng thú và cảm thấy ngon miệng khi bú mẹ. >>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh giúp ngừa đau nhức xương khớp Tại sao sữa mẹ bị nóng? Sữa mẹ bị nóng có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên: Mẹ bị nóng trong: Có thể do thời tiết, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên khiến tình trạng sức khỏe suy yếu. Điều này làm cho nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng, suy giảm cả về số lượng và chất lượng sữa. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn có thể khiến mẹ bị nóng trong và kéo theo tình trạng sữa mẹ bị nóng. Mẹ sử dụng chất kích thích: Nếu mẹ bầu thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, cafein cũng khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Sử dụng thuốc: Nếu mẹ phải uống thuốc Tây trong thời gian dài sẽ gây nên các hiện tượng như nóng trong, lở miệng, chất lượng sữa mẹ suy giảm và gây nóng. >>Xem thêm: thuốc sắt nào không bị nóng Biện pháp khắc phục tình trạng sữa mẹ bị nóng Hiện nay có rất nhiều phương pháp các mẹ có thể áp dụng cải thiện nguồn sữa nóng lấy lại nguồn sữa mát thơm cho con, một số cách cơ bản như: Uống nhiều nước Nước chiếm 80% trong sữa mẹ. Vì vậy, để nguồn sữa mẹ luôn dồi dào, không bị nóng thì việc đầu tiên mẹ nhất định phải làm đó là uống nhiều nước. Mỗi ngày mẹ hãy đảm bảo uống từ 2 – 2,5 lít nước bằng việc uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…. Chú trọng chế độ dinh dưỡng Dinh dưỡng của sữa mẹ đều lấy từ nguồn thức ăn mẹ ăn vào. Vì thế, mẹ cần ăn uống đa dạng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé yêu phát triển. Bữa ăn của sản phụ phải đảm bảo cung cấp đủ các dinh dưỡng thiết yếu như chất sắt, canxi, chất đạm, chất béo, chất xơ… Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn những thực phẩm giúp mát sữa như rau ngót, rau mồng tơi, cải xoăn, dưa chuột, rau bina, trái cây mọng nước… >>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh giúp bổ sung DHA cho bé bú thông minh Không thức khuya Thói quen thức khuya ảnh hưởng đến việc tiết sữa và có thể làm giảm chất lượng sữa mẹ. Vì thế, mẹ bầu hãy cố gắng đi ngủ sớm để giúp hồi phục sức khỏe sau sinh, tăng thời gian nghỉ ngơi để nguồn sữa mẹ không bị ảnh hưởng. Tránh đồ ăn cay nóng Đồ ăn cay nóng khiến mẹ bị nóng trong và là một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nóng. Vì vậy, để cải thiện tình trạng sữa mẹ nóng thì sản phụ nên tránh xa những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây, vừa giúp làm mát cơ thể vừa cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Sữa mẹ bị nóng không phải là “thủ phạm” khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân nhưng sữa mẹ bị nóng do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sữa, khiến bé bú vào cũng bị ảnh hưởng theo. Chính vì thế mẹ hãy áp dụng các cách trên để có nguồn sữa mát lành cho con bú.