Ốm nghén khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn có thể khiến cho mẹ suy nhược cơ thể, thai phát triển chậm nếu tình trạng này nghiêm trọng và kéo dài.Vậy khi nào mẹ bầu hết ốm nghén? Mẹ đã biết những mẹo giảm nghén khi mang thai chưa? Ốm nghén khi mang thai là gì? Nghén là hàng loạt các biểu hiện khó chịu xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ. Hầu hết thai phụ đều sẽ gặp phải hiện tượng này, chỉ khác nhau ở mức độ nghén mà thôi. Nguyên nhân là do sự điều tiết bất thường của các hóc môn như estrogen, progesterone,… dẫn đến những thay đổi trong hoạt động tiêu hóa ở cơ thể của mẹ. Và lượng đường giảm do nhu cầu năng lượng của bào thai sẽ khiến mẹ nhạy cảm hơn với các mùi vị xung quanh. >>Xem thêm: cách giảm mệt mỏi khi mang thai Bỏ túi các mẹo giảm nghén khi mang thai cho mẹ bầu hiệu quả Thực tế, không có cách nào để xóa bỏ hoàn toàn những cơn ốm nghén, tuy nhiên mẹ có thể áp dụng một vài mẹo giảm nghén khi mang thai để thấy dễ chịu hơn như sau: Nghỉ ngơi đầy đủ Nghỉ ngơi đầy đủ là mẹo đơn giản giúp mẹ giảm nghén hiệu quả. Bởi vì ốm nghén sẽ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, không đủ sức khỏe sẽ khiến mẹ càng khó chịu và dễ buồn nôn. Vậy nên mẹ bầu cần cho mình thời gian để nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn cũng sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ chịu và tỉnh táo hơn. Đến khi cơ thể thay đổi, mẹ nên mua một chiếc gối dành riêng cho bà bầu để giúp lưng và bụng của mẹ thoải mái hơn. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ giảm bớt phần nào những cơn nghén khi mang thai. Dưới đây là một số lưu ý cho chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai: Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hải sản hoặc đồ ăn cay nóng. Mẹ bầu nên có chế độ ăn thanh đạm kết hợp với nhiều vitamin và chất xơ. Mẹ không nên uống các đồ uống chứa cồn và caffeine. Vì chúng làm tăng việc giải phóng axit dạ dày, gây áp lực cho hệ tiêu hóa của mẹ, và ảnh hưởng đến tình trạng nôn nghén của mẹ. Khi mang thai, mẹ nên bổ sung một số loại vi chất như sắt, canxi, acid folic,… và đừng quên những sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng như Prenalen để hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kì. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Chia nhỏ bữa ăn Khi dạ dày trống rỗng thì cảm giác buồn nôn sẽ càng thêm rõ ràng. Hơn nữa, nó còn làm dạ dày mẹ tiết nhiều axit và co bóp nhiều hơn khi nôn, khiến mẹ càng thêm khó chịu. Vì vậy mẹ nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày của mình để trong dạ dày luôn có thức ăn. Mẹ cũng nên kết hợp những món ăn phụ như hoa quả, sữa chua,… để mẹ thấy không bị chán ăn. Vận động nhẹ nhàng Giữ bản thân bận rộn có thể giúp mẹ thoát ra khỏi cảm giác buồn nôn. Hiện nay, những bài tập yoga cho bà bầu có rất nhiều trên mạng internet, mẹ có thể luyện tập vừa với sức mình. Hoặc mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng ở trong nhà, ở công viên để duy trì luyện tập cho cơ thể. Vận động cũng sẽ khiến cơ thể mẹ khỏe khoắn hơn, tăng lưu động máu, hỗ trợ mẹ bầu tiêu hóa thức ăn để giảm bớt nôn nghén. >>Xem thêm: uống sắt buổi tối được không Sử dụng gừng, các loại trái cây để giảm nghén Ngoài những cách trên thì mẹ có thể dung gừng là một loại thực phẩm có tác dụng làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa và xua tan các mùi khó chịu. Với mẹ bầu, các mẹ có thể sử dụng các lát gừng tươi thái mỏng để ngửi khi buồn nôn. Trà gừng cũng có công dụng rất tốt để giúp mẹ giảm tình trạng ốm nghén. Mẹ nên sử dụng trà gừng với mật ong vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, các loại quả mọng có hương vị chua ngọt: dâu tây, mâm xôi, … >>Xem thêm: thảo dược giảm nghén cho bà bầu Hy vọng rằng với những mẹo giảm ốm nghén trên sẽ giúp các mẹ đỡ vất vả phần nào trong những tháng ngày chăm sóc bé yêu trong bụng. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong toàn bộ thai kỳ!