Không phải cứ cho con ăn nhiều là tốt mà đôi khi việc làm này sẽ gây phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe của con. Cho ăn quá mức kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả bé thừa cân, béo phì. Vì trẻ liên tục được cho ăn quá mức nên cũng sẽ nhận được lượng calo dư thừa tích tụ trong cơ thể lâu ngày và dễ dàng tăng cân béo phì hơn. Ngoài ra, nếu con được cho ăn quá nhiều cũng khiến chứng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu em bé bị trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thì việc cho trẻ ăn quá nhiều có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Bé sẽ dễ nôn trớ hơn sau khi ăn, điều này không chỉ gây hại hệ tiêu hóa của con mà còn khiến bé bị thiếu dinh dưỡng do những gì ăn vào đều trớ ngược trở ra hết. Do đó, để ngăn chặn tình trạng con được cho ăn quá nhiều thì bố mẹ cần lưu ý các điểm sau và khắc phục kịp thời. Nguyên nhân khiến trẻ ăn quá nhiều Bé bú bình: cho dù sữa trong bình là sữa mẹ hay sữa công thức thì do sữa trong bình cứ liên tục chảy xuống trong khi bé đã ngừng mút. Chính điều này khiến bé được nạp quá nhiều sữa trong khi dạ dày đã no căng ứ. Bình bú quá lớn: Một nghiên cứu lưu ý rằng trẻ sơ sinh được bú từ những bình bú lớn hơn thường có xu hướng trở nên thừa cân. Bởi khi sử dụng loại bình có kích thước lớn thì bố mẹ cứ mặc định là con phải bú hết phần sữa bên trong nên cuối cùng về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ. Ép con bú: nhiều bà mẹ không để ý đến các dấu hiệu bé đã no không muốn bú nữa mà cứ liên tục đưa núm vú vào miệng con liên tục khiến con bị cho ăn quá mức, dạ dày căng ứ. Dùng bình sữa để dỗ bé: mỗi lần con quấy khóc thì nhiều bố mẹ có thói quen đút bình sữa cho con để con nín. Trong khi đó nguyên nhân khiến con khóc đôi khi không phải do đói và từ nguyên nhân bất kỳ khác. Chính việc này đã khiến bé đang no vẫn cứ phải bú sữa nên bé đã ăn quá mức cho phép lúc nào không hay. Cho con ăn dặm quá sớm: theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì chỉ nên cho con ăn dặm sau khi đã qua 6 tháng bú mẹ hoàn toàn. Bởi việc cho con ăn dặm sớm hơn sẽ khiến bé ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể, từ đó bé sẽ quen với việc ăn quá mức này và nguy cơ béo phì cũng tăng cao. Dấu hiệu cho thấy con đang ăn quá nhiều Bé nhả nước bọt nhiều lần: thông thường các bé nhỏ có thói quen nhổ hoặc phun nước bọt ra ngoài, tuy nhiên nếu con làm điều này quá thường xuyên thì có khả năng con đã được cho ăn quá mức. Đầy hơi, chướng bụng, dễ đau bụng: uống quá nhiều sữa sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa của con nên ngoài việc bị đầy hơi, chướng bụng, con còn bị khó chịu do những cơn đau bụng kéo dài và quấy khóc nhiều hơn. Bé uống nhiều hơn 1064ml sữa mỗi ngày: ngay cả bé đã một tuổi cũng không cần nhiều hơn 887ml sữa mỗi ngày nên việc bé sơ sinh bú nhiều hơn 1064ml sữa mỗi ngày được xem là điều bất thường cần cho đi khám bác sĩ ngay. Làm thế nào để hạn chế tình trạng ăn quá nhiều ở trẻ nhỏ? Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: Bác sĩ nhi khoa cho biết rằng các bé bú mẹ hầu như không gặp tình trạng ăn quá mức bởi dòng sữa mẹ chảy xuống từ từ và cho dù bé ngậm ti mẹ mà bé không mút thì sữa sẽ không tự động chảy xuống như khi bé bú bình. Đợi bé đói mới cho ăn: mẹ có thể quan sát các dấu hiệu đói ở bé như mút ngón tay, mấp máy môi… và một bé đang đói sẽ ngậm núm vú ngay lập tức khi được đưa vào bầu ngực mẹ. Không ép bé ăn: nếu bé no và không muốn bú, không muốn ăn thì mẹ cũng không nên ép con. Việc ép con ăn có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý và ảnh hưởng lâu dài cho quá trình phát triển của con sau này.