Dinh dưỡng trong thai kỳ là một điều quan trọng mà mọi phụ nữ đang mang thai luôn quan tâm. Bởi những gì mẹ ăn vào đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết này sẽ gợi ý những thực phẩm cấm kỵ khi mang thai dưới đây mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế sử dụng. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với thai kỳ Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian mang thai sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Cụ thể: Nếu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và cũng có đủ sức để “vượt cạn” thành công. Cùng với đó, thai nhi cũng được cung cấp dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu mẹ không ăn đủ chất, bị thiếu dinh dưỡng thai kỳ sẽ khiến mẹ không đủ sức khỏe, dễ bị bệnh và thai nhi cũng không phát triển khỏe mạnh. Em bé có nguy cơ cao bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non. >>xem thêm: kinh nghiệm chăm sóc bà bầu trong thai kỳ Những thực phẩm cấm kỵ trong quá trình mang thai mẹ bầu cần nhớ Trong suốt thai kỳ, các chị em thường được bồi bổ rất nhiều thực phẩm được cho là tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể vô tư “ăn cả thế giới”! Bởi lẽ có rất nhiều thực phẩm cần kiêng kỵ trong suốt thai kỳ như: Thực phẩm để lâu Những thực phẩm để lâu rất dễ bị nhiễm độc, chứa nhiều vi khuẩn nên khi ăn sẽ tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi. Nhất là giai đoạn 2-3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai đang phát triển nếu bị độc tố xâm hại có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, thai chết lưu nên mẹ cần lưu ý không ăn đồ ăn để lâu, hư hỏng. Thịt tái, sống Thịt tái, sống có khả năng chứa ký sinh trùng toxoplasmosis. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể mẹ có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy, mẹ không được ăn thịt sống, tái, phải nấu chín kỹ trước khi ăn. Cá chứa thủy ngân Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, với bà bầu, khi ăn cá mẹ nên chọn những loại cá trắng như cá trắm, cá chép, cá rô phi… Một số loại cá chứa thủy ngân như cá kiếm, cá trích, cá kình, cá thu… mẹ không nên ăn vì thủy ngân có khả năng gây tổn thương não của thai nhi và các dị tật khác. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu giúp em bé thông minh sáng mắt Trứng sống, trứng trần Cũng tương tự như thịt tái, trứng sống, trứng trần thường chứa vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn có thể đi qua nhau thai gây nhiễm trùng hoặc tử vong ở thai nhi nên mẹ cần kiêng kỵ món ăn này. Khoai tây mọc mầm Không chỉ mẹ bầu mà bất kỳ ai cũng không nên ăn khoai tây mọc mầm vì nó rất độc, có thể gây hại cho sức khỏe. Khoai tây mọc mầm chứa chất solanin, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ gây sảy thai ở mẹ bầu. Thực phẩm gây sảy thai Có một số thực phẩm với người thường chúng cung cấp nhiều dinh dưỡng, rất được khuyến khích ăn. Tuy nhiên, với bà bầu, chúng lại có thể gây sảy thai. Những thực phẩm đó gồm: đu đủ xanh, rau ngót, rau chùm ngây, rau răm, rau ngải cứu, quả dứa… Trong thành phần của chúng chứa chất có khả năng kích thích tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh những thực phẩm này để không gây hại cho em bé. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Pho mát mềm Mẹ bầu nên tránh pho mát mềm vì chúng thường chứa vi khuẩn listeria có khả năng gây sảy thai. Vi khuẩn này đi qua nhau thai và lây sang thai nhi, gây nhiễm trùng, nhiễm độc. Rượu bia Rượu bia là một trong những thực phẩm cấm kỵ khi mang thai. Tiêu thụ nhiều rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây rối loạn phát triển ở thai nhi. Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi, có hương vị thơm ngon, là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn những thực phẩm này vì chúng thường chứa nhiều đường, nhiều muối, ít chất dinh dưỡng. Ăn thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ cũng như các biến chứng sản khoa khác. >>Xem thêm: bà bầu bị huyết áp cao phải làm sao Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì khi mang thai mẹ cần chú ý bổ sung các dinh dưỡng quan trọng như sắt cho bà bầu, canxi, DHA, acid folic qua viên uống để đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện.