Bữa ăn hàng ngày là quan trọng nhất nhưng làm sao để bữa ăn của bé quan trọng hơn bữa ăn của chính mình. Giả sử, nếu bữa ăn của bạn mà bạn không quan tâm đến con cái thì bữa ăn đó có ấm áp không? Hay bạn coi việc ăn của con lên hàng đầu và gia đình thì chúc mừng bạn đã trải qua được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ đó. Cuộc sống mà, đôi khi bạn đã và đang từng làm, từng trải qua việc nhà, việc bếp hay từng làm việc gì đi nữa thì đó cũng là công việc iu thích của bạn phải không? Nếu một ngày bạn đánh đổi, từ bỏ giấc mơ, đam mê hoài hoài thì bạn có thành công? Hay chỉ đơn giản là bạn tạm gác lại đam mê đó và thay vào công việc khác thì thử hỏi mỗi lần bạn bước vào căn bếp nhà bạn hay đi ăn uống ở đâu đó thì bạn có nhớ lại việc bếp của bạn không? Nếu tôi là một người có yêu thích, đam mê việc bếp núc mà khi điều kiện không cho phép tôi lại gần nó, thì tôi sẽ tạm thời gác lại một thời gian và sau đó sẽ tìm cách tiến tới đam mê của mình. Chỉ có vậy, công việc đam mê hoài bão dù có to lớn thê nào và từ bỏ nó bạn cũng chỉ thành con số 0 mà thôi. Nhớ cuối năm 2015, tôi bị mọi người phản đối về nghề tôi chọn. Trong khi đó có rất nhiều nghề mà tôi thích nhưng tại sao tôi không chọn nó - mà tôi lại chọn nghề Bếp bởi vì tôi thích nó, đơn giản chỉ vậy thôi. Nhiều người cứ nghĩ, nghề Bếp thì sướng, không phải nắng mưa gì cả. Nhưng thật ra, nghề Bếp rất khổ, vất vả lại thức khuya dạy sớm mỗi khi có việc gì đó. Hay đơn thuần, nghề Bếp thật phức tạp! Đúng, nghề Bếp rất phức tạp nên không phải ai cũng có đam mê, gắn bó với nghề Bếp được đau. Nếu làm Bếp mà không có tâm, không có nhiệt huyết thì thử hỏi thứ bạn làm ra có ngon miệng với họ không? Hay cách khác, Bếp mà không có lửa thì làm sao tạo nên nền tảng cho các món ăn hay thậm chỉ làm sao để việc Bếp của nhà bạn ngon miệng khi không có đôi tay của ai đó có Bếp ...phải không? Thay đổi bữa ăn, khẩu phần ăn của từng thành viên trong gia đình không khó nhưng lại mất khá nhiều thời gian cho việc thay đổi. Nếu người này không ăn mặn mà người kia lại ăn chay thì thử hỏi với một người nấu nướng chính trong nhà làm sao mà xoay kịp khi thời gian chỉ cho đúng giờ phải có đủ để tất cả ăn cơm cùng nhau. Nếu cứ như vậy thì thử hỏi bạn dành bao nhiêu thời gian cho con cái mà không quan tâm biểu hiện của con bạn ra sao? Trong khi đó, cứ 2-3 người trong nhà bạn thay đổi món ăn như vậy thì con bạn sẽ phải chịu đói trong từng đấy tiếng. Vậy tại sao, không gộp những người còn lại có chung sở thích đó vào một mà lại thay đổi luân phiên để giết thời gian như vậy chớ? Nếu gia đình bạn mất 40 phút - 1 tiếng để ăn xong bữa cơm thì thời gian rút ngắn cho con bạn chỉ còn khoảng từ 15-30 phút là xong. Vậy tạo sao bạn không cho con bạn ăn chung với bạn hay bạn sợ, con bạn ăn lâu rồi trở thành thói quen cho cả gia đình. Mỗi ngày, con cái đều có khoảng thời gian ăn uống vui chơi hợp lý thì tại sao bạn không để con vận động chân tay một cách linh hoạt. Nên cho con ăn kéo dài 15-30 phút, để con ngồi ghế ăn riêng hoặc ngồi ăn chung với bố mẹ. Không nên ép con ăn khi con không đói, không nên cho con xem các thiết bị điện tử khi ăn và đặc biệt không bế rong trẻ khi bé khóc vì cứ như vậy bé sẽ có thói quen là bắt đi rong mới chịu ăn và đó còn làm hư con, làm ảnh hưởng tới con sau này. Mặt khác, muốn con ăn ngon hơn, chơi khoẻ hơn thì mình cần phải thay đổi các bữa ăn của con liên tục tránh làm dụng thức ăn đã qua chế biến, để qua đêm và không nên dùng đồ nấu sẵn từ bên ngoài. Chơi cùng con, vận động cùng con khoảng 30 phút để con vui khoẻ và thích thú trước giờ ăn hơn. Dưới đây là những món ăn đã thay đổi trong ngày và đó còn là món ăn khoái khẩu, thích thú của các bé. Vậy cùng xem bữa ăn thay đổi này có giúp bé nhà bạn ăn ngon hơn không? 1. Cháo thịt lợn bí ngô cà rốt lá hẹ Nguyên liệu: - Gạo 1 nắm - Bí đỏ 5 lát - Cà rốt 4 lát - Lá hẹ 2 nhánh nhỏ cắt khúc - Dầu ăn hoặc dầu gấc - Thịt lợn 100 gram Cách làm: - Gạo vo sạch rồi cho vào nồi áp suất hoặc nồi nấu cháo riêng - Cà rốt, bí ngô rửa sạch cho và hấp 5-7 phút. Sau đó, nghiền nhỏ cà rốt và bí ngô rồi trộn đều vào nhau để tạo thành độ sánh - Thịt lợn rửa sạch, trần qua nước sôi để loại bỏ các tạp chất, các chất bẩn. Sau đó, rửa sạch lại 2 lần và đun sôi thêm lần nữa, vớt thịt để ráo nước rồi xe nhỏ cho vào máy xay, xay nhỏ hoặc lộm cộm tuỳ vào độ tuổi các bé và giữ phần nước còn lại để chế biến - Cho vào chảo xao đều tay cho đến khi ngả sang màu vàng vàng là được. Có thể dùng ngay để chế biến hoặc để nguội cho vào lọ kín rồi bảo quan trong tủ lạnh - Lá hẹ rửa sạch cắt khúc thái hoặc băm nhỏ - Nêm gia vị vừa đủ, cho dầu ăn hoặc dầu gấc để tạo độ sánh 2. Cháo tôm rau diếp bí đao Nguyên liệu: - Gạo 1 nắm - Rau diếp 5 lá - Bí đao 4 lát - Tôm 2 con - Một chút mùi, dầu ăn Cách làm: - B1 như bên trên - Bí đao rửa sạch cắt lát mỏng rồi thái nhỏ tồi cho vào nước luộc tôm đun sôi lửa nhỏ - Tôm rửa sạch rồi luộc 7-10 phút, vớt ra để nguội, bóc vỏ và bỏ chỉ. Thái hoặc băm nhỏ nếu dưới 12m thì có thể xay nhỏ - Rau diếp và mùi rửa sạch tháu nhỏ cho vào sau cùng đun sôi 2 phút là được - Nêm gia vị vừa đủ, cho dầu ăn để tạo độ sánh 3. Cháo tôm thập cẩm bí đỏ •••Nguyên liệu: - Gạo 1 nắm - Tôm 4 con - Bí đao 4 lát - Bí đỏ 7 lát - Rau điếp 5 lá - Một chút rau mùi, dầu gấc - Chút gạo lứt 1 thìa Cách làm: - Gạo như bên trên - Bí đao, bí ngô rửa sạch cắt lát mỏng rồi hấp chín 5-7 phút, nghiền nhỏ rồi trộn đều - Tôm rửa sạch hấp chín 7-10 phút, bóc vỏ và bỏ chỉ đen; thái hoặc băm nhỏ ( - Rau diếp và mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào sau cùng m, đun sôi 2 phút - Gạo lứt hoà tan và đổ từ từ khi sánh lại - Nêm gia vị vừa đủ, cho dầu gấc để có độ sánh Chúc mọi người thành công và thay đổi bữa ăn cho bé ngon miệng !