Nắm rõ nguyên tắc 5 KHÔNG cần tuân thủ khi lái xe trên cao tốc và các mức phạt khi vi phạm sẽ giúp các bác điều khiển xe an toàn hơn trên cung đường này. 1. Quy tắc 5 không cần nắm khi lái xe trên cao tốc 1.1. Không chạy bám đuôi Giữ khoảng cách an toàn là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông, không chỉ riêng trên đường cao tốc. Điều này sẽ giúp xe đi sau có đủ thời gian và quãng đường để phanh/đánh lái khi phát hiện xe phía trước có vấn đề. Đặc biệt khi chạy trên cao tốc, những làn cho phép chạy 100km/h, 120km/h thì càng phải lưu ý điều này. Nếu không giữ khoảng cách, chạy bám đuôi xe phía trước thì khi xe phía trước bất ngờ phanh hoặc chuyển làn, rất dễ xảy ra va chạm "dồn toa". Ví dụ, xe 1 và xe 2 đều đang đi ở làn trong cùng giới hạn tốc độ cao nhất, xe 1 bắt buộc phải giữ khoảng cách với xe 2 và xe 3. Nếu muốn vượt xe 3, xe 1 cần đợi xe 2 chuyển sang làn ngoài xong, thông thoáng tầm nhìn, nháy pha cho xe 3 để xin vượt. Nếu đợi lâu mà xe 2 không chuyển làn, trong khi xe 1 đang muốn vượt, thì cần nháy pha cho xe 2. Nếu không giữ khoảng cách, chạy bám đuôi xe phía trước thì khi xe phía trước bất ngờ phanh hoặc chuyển làn, rất dễ xảy ra va chạm "dồn toa". Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải đã quy định rõ về khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi lái xe trên cao tốc. Theo đó, trong trường hợp thời tiết tốt, mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn tùy theo tốc độ được quy định như sau: Xe chạy tốc độ 60 km/h: Khoảng cách an toàn là 30m Xe chạy tốc độ 60 – 80 km/h: Khoảng cách an toàn là 50m Xe chạy tốc độ 80 – 100 km/h: Khoảng cách an toàn là 70m Xe chạy tốc độ 100 – 120 km/h: Khoảng cách an toàn là 90m. 1. 2. Không quay đầu, lùi ô tô khi lái xe trên cao tốc Theo quy định, các phương tiện trên cao tốc đều phải di chuyển với vận tốc cao. Do đó, việc quay đầu xe hoặc lùi xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao bởi khi chạy với tốc độ cao, xe ở phía sau sẽ không kịp phản ứng. Tuy nhiên trong thực tế, không ít bác tài vẫn có tâm lý chủ quan, bất chấp an toàn tính mạng của mình và người khác để quay đầu, lùi ô tô khi lái xe trên cao tốc. 1. 3. Không rẽ xe đột ngột Nếu muốn rời cao tốc hay chuyển làn, các bác nên chuẩn bị trước, tuyệt đối không nên rẽ đột ngột vì như đã nói, các xe tham gia giao thông trên cao tốc đều chạy với tốc độ cao, nếu các bác rẽ xe đột ngột thì xe sau sẽ không thể phản ứng kịp, nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng là rất cao. Trường hợp đi quá nơi cần rẽ, cảm thấy không đủ an toàn để rẽ thì các bác nên điều khiển xe đi tiếp và rẽ ở chỗ tiếp theo. Nếu muốn rời cao tốc hay chuyển làn, các bác nên chuẩn bị trước, tuyệt đối không nên rẽ đột ngột Lưu ý, các bác chỉ được chuyển làn ở những đoạn cho phép (vạch đứt, có biển báo). Khi xác định chuyển làn, hãy bật xi nhan để báo hiệu cho xe phía sau ở làn bên kia. Đồng thời, quan sát xe chạy trước và xe chạy sau để của làn hiện tại để giữ khoảng cách an toàn rồi mới tiến hành chuyển làn. Bên cạnh đó, khi nhập sang làn mới, tùy theo tốc độ cho phép mà giảm/tăng tốc tương ứng. 1.4. Không sử dụng điện thoại Lái xe trên cao tốc nên duy trì tập trung ở mức độ cao vì giữa dòng xe lao vun vút, chỉ cần 1 giây xao lãng là đã có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do vậy khi di chuyển trên cao tốc, tốt hơn hết là các bác không nên sử dụng điện thoại, đồng thời hạn chế tối đa những việc không cần thiết để đảm bảo lái xe an toàn hơn. 1.5. Không điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc Làn dừng khẩn cấp là làn đường nằm sát lề đường bên tay phải trên đường cao tốc (theo luật Việt Nam). Theo Quy chuẩn 41/2016 về báo hiệu đường bộ, làn này được cách biệt với các làn xe chạy bằng vạch liền màu trắng. Đây là làn đường dành cho tài xế dừng, đỗ xe khẩn cấp khi gặp sự cố hoặc những xe ưu tiên như xe quân sự, xe Công an, cấp cứu, cứu hỏa,… di chuyển trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tình trạng ô tô thản nhiên chạy vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc diễn ra rất phổ biến. Điều này đã gây cản trở giao thông trong các tình huống khẩn cấp như xe cấp cứu đang vận chuyển bệnh nhân hay lực lượng chức năng đi làm nhiệm vụ... Do vậy, để thể hiện ý thức tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và không gây cản trở cho các xe đang làm nhiệm vụ khẩn cấp, các bác tuyệt đối không được khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc. 2. Các mức phạt vi phạm giao thông trên cao tốc Hành vi Mức xử phạt vi phạm hành chính Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng Điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng Không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; Quay đầu xe trên đường cao tốc; Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Xem thêm: 5 bí quyết lái xe an toàn trên đường cao tốc Những lỗi nguy hiểm của lái xe Việt trên cao tốc Tại sao không được dừng xe hoặc đi ngược chiều trên cao tốc? https://www.danhgiaxe.com/nguyen-tac-5-khong-can-tuan-thu-khi-lai-xe-tren-cao-toc-va-cac-muc-phat-khi-vi-pham-31143