Bạn phát hiện ra bé bị chảy dãi nhiều, bạn hoang mang lo lắng không biết xử lý thế nào? Bé chảy dãi nhiều có phải là bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề chảy dãi của bé. Vì sao trẻ chảy nước dãi? Nước dãi có thể hiểu là dòng chảy của nước bọt từ trong miệng trẻ được sản xuất dư thừa hoặc khi nước bọt không được lưu giữ dưới sự kiểm soát của khoang miệng. Chảy dãi là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em. Đó là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ở một số trẻ, tuyến nước bọt hoạt động nhiều nên có hiện tượng tăng tiết nước bọt, trẻ hay chảy nước dãi. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và ban đêm, dãi vẫn có thể chảy. Chảy dãi ở trẻ được chia làm 2 loại: Chảy dãi sinh lý và chảy dãi bệnh lý. Chảy dãi sinh lý Như chúng ta đều biết, nước bọt là do tuyến nước bọt tiết ra. Chảy dãi là hiện tượng thường thấy ở bé trong thời kỳ sơ sinh. Bé từ 3-4 tháng tuổi là giai đoạn tuyến nước bọt phát triển và hoàn thiện nên lượng nước bọt tiết ra cũng tăng lên. Tuy nhiên, chức năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện, khoang miệng còn nông, động tác ngậm miệng và nuốt còn chưa phối hợp chặt chẽ nên có hiện tượng chảy dãi. Từ 6-7 tháng bé bắt đầu mọc răng, sự kích thích thần kinh trong khoang miệng do mọc răng cũng dẫn đến tăng tiết nước dãi. Với sự nhú lên của một chiếc răng mới, bé sẽ gặp khó chịu nhất định và bắt đầu chảy nước dãi quá mức. Một số các triệu chứng mọc răng ở bé mà bạn có thể nhận biết như: nhai tất cả mọi thứ trong tầm tay, khó chịu, thiếu ngủ, bồn chồn hoặc có thể bị sốt. Thường sau quá trình mọc đủ răng sữa, hịên tượng chảy nước dãi sinh lý này sẽ tự nhiên mất đi. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé bị chảy dãi nhiều trong độ tuổi này vì đây là dấu hiệu bình thường trong chu kỳ phát triển của trẻ. Chảy dãi bệnh lý Hiện tượng bé bị chảy nước dãi sinh lý thường mất đi khi bé đã lớn. Có một số ít trẻ khi lớn vẫn tiếp tục có hiện tượng tăng tuyến nước bọt. Đây là biểu hiện của bệnh lý nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến, có liên quan đến yếu tố thần kinh, khi ấy cần phải khám và điều trị ở các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội tiết, Tiêu Hoá. Bất cứ các điều kiện sau đây có thể là nguyên nhân khiến bé bị chảy nước dãi bệnh lý: Viêm mũi dị ứng Có khoảng 10-20% trẻ bị viêm mũi dị ứng mỗi năm. Viêm mũi dị ứng có 02 loại: viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng lâu năm. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ bao gồm hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt và cổ họng, chảy nước mắt. Nếu bạn thấy bé con của mình có những triệu chứng trên và kèm theo chảy nhiều dãi thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám và điều trị nhé. Nhiễm trùng Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bé dãi nhiều là do nhiễm trùng. Bố mẹ đừng ngạc nhiên vì tuyến nước bọt cũng có thể bị nhiễm trùng. Và do vậy, các loại vi khuẩn hay viêm nhiễm trùng sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều hơn bình thường. Chứng trào ngược thực quản, dạ dày Trẻ em thường có triệu chứng hở van dạ dày hơn so với người lớn vì ở độ tuổi này van thực quản - dạ dày vẫn chưa hoàn thiện. Thức ăn dặm hay sữa mẹ dễ bị trào ngược gây khó chịu cho bé nên nước dãi được tiết ra sẽ làm dịu cơn nóng rát cổ họng của trẻ. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bé bị chảy dãi nhiều. Bại não Hiện tượng bé bị chảy dãi nhiều cũng có thể do chứng bệnh bại não, một rối loạn não bộ hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Nó được đi kèm với tình trạng mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện. Bẩm sinh nếu bé có vấn đề về não, bệnh vàng da, bị chấn thương đầu và khuyết tật bẩm sinh có thể gây liệt não. Do các rối loạn này, bé có thể sẽ bị chảy nước dãi nhiều. Điều trị chảy nước dãi ở trẻ như nào? 1. Điều trị bằng Thuốc Bạn có thể điều trị hiện tượng chảy nước dãi nhiều cho bé bằng một số loại thuốc dưới đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là trước khi cho trẻ uống thuốc, bạn phải chắc chắn rằng đã đưa bé thăm khám bác sỹ cẩn thận và nhận được sự tư vấn rõ ràng. - Atropin sulfat: là một loại thuốc nhất định để giảm chảy nước dãi và các dịch khác ở phế quản. Các tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào liều lượng nhất định. Tác dụng phụ của thuốc bạn cần lưu ý là: làm khô mũi, miệng và chậm nhịp tim. Vì thế, khuyến khích rằng khi sử dụng thuốc này bạn không nên dùng kết hợp với một số thuốc khác dễ gây nguy hiểm cho trẻ. - Glycopyrrolate: là một loại thuốc làm giảm bài tiết nước bọt ở trẻ em. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này bao gồm táo bón và khô miệng. Nếu trẻ bị chảy nước dãi hoặc thêm bất kỳ bệnh tiêu hóa nào khác thì được khuyến cáo rằng không nên uống thuốc này. 2. Điều trị thông thường Ngoài cách uống thuốc, bạn cũng có thể chữa chảy nước dãi nhiều ở bé bằng cách chăm sóc cho hàm răng của con. Vệ sinh răng miệng cho bé là hành động bắt buộc để ngăn chặn sự chảy nước dãi. Hãy làm sạch răng miệng và nướu cho bé bằng một chiếc giẻ sạch. Sau đó, massage răng miệng bé nhẹ nhàng với ngón tay của bạn có thể giúp giảm những khó chịu khi mọc răng cho bé đấy. Lưu ý: - Có nhiều nguyên nhân khiến chảy dãi nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nguyên nhân này thường không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng to lớn về sức khỏe, thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc chảy dãi còn có lợi ích cho sức khỏe của con. Vì thế, khi thấy bé 3 tháng tuổi chảy nhiều dãi, bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bạn cho rằng, bé nhà mình không mắc những triệu chứng chảy dãi sinh lý như trên thì nên đem con đến khám bác sĩ để được khám cụ thể. - Hơn nữa, thường những trẻ có hiện tượng tăng tuyến nước bọt lại thường dễ nuôi, không khó ăn, vì vậy tăng cân tốt. Do trong nước bọt có chứa Amylase, là Enzym thủy phân tinh bột, một khâu quan trọng trong quá trình tiêu hoá, giúp việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. - Nếu dưới 4 tuổi, trẻ chảy nước dãi thì được coi là bình thường. Nhưng từ 4 tuổi trở đi, trẻ vẫn chảy nhiều nước dãi thì lúc này được coi là bất thường. Chảy nước dãi quá nhiều ở trẻ em cũng có thể gây dị ứng, nhiễm trùng. - Không có thuốc nào làm giảm hiện tượng tăng tuyến nước bọt khi trẻ còn nhỏ bị chảy dãi sinh lý. Vì thế, bố mẹ chỉ cần đeo yếm dãi, dùng khăn sữa lau nhẹ cho bé thường xuyên là cách tốt nhất. Nói tóm lại, bé bị chảy dãi nhiều có thể tốt hoặc xấu, chảy dãi nhiều chưa chắc đã là bệnh, điều bố mẹ cần làm là quan sát thật kỹ, và nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi phát hiện bất thường để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.