Suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng vì nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe con giảm sút rõ rệt. Vậy, chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng như thế nào? 1. Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng Không tăng cân hàng tháng là dấu hiệu dễ nhận ra nhất cho thấy bé gặp vấn đề về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng). Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng còn có một số dấu hiệu sau: Trông gầy còm, cơ nhão ra. Trông mệt mỏi, không được vui tươi, năng động, đôi khi quấy khóc hoặc cáu gắt. Thở khó khăn, trẻ sức đề kháng kém, vết thương khó hồi phục. Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, xanh xao, lạnh. Mặt hóp lại, má trông rỗng và đôi mắt trũng xuống. Tóc trở nên khô và thưa thớt, rơi ra một cách dễ dàng. 2. Các thể loại suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng xuất hiện ở trẻ gầy, do không được đáp ứng đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể hoặc không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Thể nhẹ cân: phản ánh sự tăng trưởng chậm tại thời điểm đó, dựa trên cân nặng. Thể thấp còi: phản ánh sự tăng trưởng chậm tại thời điểm trong quá khứ và hiện tại, dựa trên chiều cao Thể gầy còm: phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên cân/không tăng chiều cao hoặc đang tụt cân/giảm chiều cao. Ngoài ra, có nhiều trẻ bị béo phì do tiêu thụ quá nhiều calo trong khi thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết khác (ví dụ vitamin và chất khoáng). Trường hợp này cũng được coi là suy sinh dưỡng. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng như thế nào? Giữ ấm cho bé Khi mới chào đời, việc đầu tiên phải làm là giữ ấm cho bé, vì để lạnh sẽ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ. Thông thường, có 2 phương pháp giúp duy trì thân nhiệt của bé là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp “bà mẹ Kangaroo”. Chú ý dinh dưỡng cho trẻ Chú ý dinh dưỡng cho trẻ Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ sinh nhẹ cân vì thế nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Khi đó, mẹ cần: Nếu trẻ bú được thì nên cho bú nhiều bữa trong ngày (12-15 bữa/ngày). Trẻ bú yếu nhưng khi đổ muỗng vẫn nuốt được, các mẹ nên vắt sữa ra, dùng muỗng bón cho trẻ. Trường hợp mẹ không có sữa thì nên dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Khi trẻ bị nhẹ cân do suy dinh dưỡng vẫn có thể dùng các loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng như trẻ đủ cân. * Lượng sữa dùng cho trẻ mỗi ngày: Ngày đầu tiên sau sinh: khoảng 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày. Từ ngày 2 – 6: Mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ và cũng chia ra 10-12 bữa/ngày. Từ ngày thứ 7: 170 ml/kg trọng lượng, chia thành 10-12 bữa/ngày. Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ hãy cho trẻ ăn bổ sung và bú mẹ như những trẻ đủ cân khác. Chú ý môi trường sống của bé Cần tạo cho bé không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Bởi nếu ở một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh sẽ khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc, dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Nên để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu. Chăm sóc tâm lý cho trẻ Cách chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng về mặt tâm lý cần chú ý là âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa nhiều hơn… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ. Tiêm ngừa định kỳ Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ, đúng thời gian theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng cho trẻ để chống lại các loại bệnh tốt hơn như suy dinh dưỡng. Khi trẻ ốm đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử lý sáng suốt ban đầu tại nhà. Bên cạnh phương pháp dùng thuốc điều trị cần coi trọng cách chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh, chóng phục hồi.