Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ mất sữa sau sinh 2 tháng có kích lại được không?

Tình trạng mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 2 tháng có kích lại được không? Cách lấy lại nguồn sữa bị mất như thế nào?

Tình trạng mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 2 tháng có kích lại được không? Cách lấy lại nguồn sữa bị mất như thế nào? Ảnh hưởng tới mẹ và bé khi bị mất sữa 2 tháng  Cả trẻ sơ sinh và cả sản phụ đều bị tác động khi mẹ gặp tình trạng mất sữa 2 tháng sau sinh. Cụ thể gồm có: Những ảnh hưởng của mất sữa 2 tháng tới trẻ sơ sinh Trẻ bị mất đi nguồn dinh dưỡng quý : Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, ở dạng dễ hấp thụ nhất, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ còn có thể tự động điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của trẻ. Bé chỉ cần bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên mà không cần phải uống nước hay ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào khác cũng có thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm: Trong sữa mẹ có các loại kháng sinh tự nhiên, giúp trẻ tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Đây cũng chính là lý do trẻ bú mẹ thường có sức khỏe tốt hơn so với trẻ uống sữa công thức. Giảm sự gần gũi giữa mẹ và bé: Cho con bú không chỉ giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp tình mẫu tử gắn bó khăng khít hơn nữa. Quá trình cho con bú sẽ làm tăng thêm sự gần gũi và thể hiện tình yêu sâu sắc mẹ dành cho con. >>Xem thêm: cách gọi sữa về sau khi mất sữa Những ảnh hưởng của mất sữa 2 tháng tới bà mẹ Bị mất sữa 2 tháng khiến mẹ sau sinh tăng nguy cơ bị stress, trầm cảm sau sinh bởi sự quan tâm lớn nhất của các sản phụ là làm sao để có đủ sữa cho con bú. Mất sữa không chỉ khiến mẹ lo lắng về sức khỏe và sự phát  triển của con bị ảnh hưởng mà quá trình tìm cách kích sữa về lại cũng khiến mẹ có nhiều lo lắng dẫn tới căng thẳng, stress. Không kịp thời kích sữa về lại, mẹ mất sữa 2 tháng có thể bị mất sữa vĩnh viễn khiến trẻ phải sử dụng sữa công thức. Không được bổ sung kháng thể và một số loại lợi khuẩn chỉ sữa mẹ mới có thể cung cấp khiến hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé đều bị ảnh hưởng. >>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt Nguyên nhân gây mất sữa 2 tháng ở mẹ sau sinh Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ sau sinh 2 tháng bị mất sữa là bị giảm nồng độ hormone prolactin và oxytocin – 2 hormone cực kỳ quan trọng với quá trình sản xuất và tiết sữa. Các nguyên nhân làm giảm hormone prolactin và oxytocin, gây mất sữa cho mẹ sau sinh gồm có: Mẹ mắc các bệnh ở tuyến vú như viêm, tắc, u nang tuyến vú Mẹ uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý khiến quá trình sản xuất sữa trong cơ thể bị ức chế Mẹ ăn phải thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, măng, mướp đắng, bạc hà,… Trẻ không chịu bú mẹ khiến tuyến sữa không được kích thích sản xuất thường xuyên, lâu dần sẽ khiến mẹ bị mất sữa Mẹ cho con bú sai cách khiến sữa không được tiết đều và dồi dào, lâu ngày cũng gây mất sữa Mẹ nhịn ăn, ăn kiêng vì muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Sản phụ không uống viên sắt trong 6 tháng đầu sau sinh khiến cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt. Tuyến sữa không được cung cấp đủ máu và dinh dưỡng để hoạt động bình thường cũng nguyên nhân phổ biến gây mất sữa Mẹ bị căng thẳng, stress do áp lực từ công việc, quá trình chăm con, những mâu thuẫn với người thân trong gia đình về phương pháp nuôi dạy trẻ, bị mất ngủ, không được nghỉ ngơi đầy đủ,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa sau sinh 2 tháng. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu Giải đáp: Bị mất sữa 2 tháng có kích lại được không? Tình trạng này có thể kích sữa về lại được nếu sản phụ thực hiện đúng những cách dưới đây: Vắt kiệt sữa: Mỗi lần vắt sữa mẹ cần vắt kiệt vì tốc độ sản xuất sữa phụ thuộc vào tốc độ tuyến sữa được làm trống. Chỉ vắt sữa vào một thời điểm cố định trong ngày để tạo thành phản xạ cho quá trình tiết sữa. Đến những thời điểm thường vắt sữa, sữa sẽ tự động chảy. Không nên vắt sữa quá thường xuyên, thay vào đó mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể phục hồi năng lượng và tinh thần. Một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái tuyến sữa mới có thể sản xuất được nhiều. Massage bầu ngực mỗi ngày để kích thích các dây thần kinh, tăng cường sản xuất hormone oxytocin để tăng cường hoạt động của tuyến sữa. Đồng thời còn có thể đánh tan sữa bị vón cục, cải thiện tình trạng tắc tuyến sữa. Bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất bằng thực phẩm và vitamin tổng hợp, đặc biệt là viên sắt uống sau sinh, để tuyến sữa có đủ nước để sản xuất sữa cũng như thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho hoạt động tiết sữa, sức khỏe và sự phát triển của bé. Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ giúp giảm nguy cơ tuyến sữa bị ức chế hoạt động gây mất sữa. >>Xem thêm: cách uống sắt canxi và DHA  Mong rằng với những thông tin hữu ích trên giúp mẹ luôn giữ gìn nguồn sữa, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Chúc mẹ nuôi con thành công bằng sữa mẹ!