Vào mùa đông mình thường xuyên cho bé cún sử dụng bỉm suốt cả ngày. Trộm vía khi bé không hề bị hăm mặc dù mình không sử dụng bất kỳ một loại kem hăm nào. Bình thường vào mùa hè mình chỉ cho bé sử dụng bỉm vào ban đêm còn ban ngày mình vẫn si cho bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện nên trước khi mùa đông đến mình rất lo lắng và đã tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ hay bị hăm để phòng tránh việc bé có thể bị hăm khi mặc bỉm thường xuyên cả ngày. Vậy cả nhà cùng mẹ cún tìm hiểu hăm tã là gì? nguyen nhân và cách phòng tránh để cả mùa đông bé không bị hăm nhé. Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt khiến bé kém ăn, quấy nhiễu và ngủ ít. Hăm tã thường gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên và tầm từ 3 đến 15 tháng tuổi. Theo mình thì bé bị hăm vì một số nguyên nhân sau; Quá bận rộn nên quên thay bỉm cho con, tiết kiệm nên muốn để bé “mặc cố” quá 8 tiếng. Mua bỉm trầm cho con sử dụng. Bỉm trần được nhiều mẹ rỉ tai, truyền miệng nhau như là một “bí kíp” tiêu dùng tiết kiệm cho con trong mùa đông vì có giá thành thấp. Với tâm lý ham rẻ, nhiều mẹ đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các gian hàng online mà không cần biết xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Việc sử dụng bỉm trần có thể khiến bé dễ bị hăm hơn so với các loại tã bỉm được đóng gói bao bì theo quy chuẩn an toàn và chất lượng. Thậm chí, trong trường hợp nặng hơn sẽ dẫn đến dị ứng, lở loét. Việc mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách làm tăng khả năng khiến bé bị hăm như không rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh xong, bé ị xong không thay luôn, hay dùng lại bỉm cũ cho bé và không nhẹ nhàng khi vệ sinh cho bé. Một nguyên nhân nữa đó là sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô mẹ đã vội mặc bỉm cho bé. Và có thói quen sau khi tắm cho bé xong thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện. Vậy từ các nguyên nhân trên mình có thể rút ra cách phòng tránh để bé không bị hăm tã như sau: Thay tã, bỉm thường xuyên, tránh nước tiểu và phân ứ đọng. Trung bình 2-3 giờ thay tã 1 lần và để bỉm không quá 6 tiếng. Bé đi nặng cần phải thay luôn. Không sử dụng bỉm trần, sử dụng bỉm có xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng rõ ràng, được đóng gói bao bì theo quy chuẩn an toàn. Chọn loại tã giấy thấm hút tốt, bề mặt mềm mịn, thoáng khí để ngăn ngừa tình trạng hăm tã. Cho bé mặc bỉm tã có kích thước phù hợp dựa trên tiêu chí cân nặng, vòng đùi và vòng bụng. Tránh mặc bỉm quá chật sẽ khiến hơi ẩm khu vực bimr không được thoát ra ngoài, làm cho da bé ẩm ướt và phát triển vi khuẩn. Rửa sạch sẽ và lau thật khô da bé bằng khăn mềm trước khi mặc bỉm mới. Trước khi thay tã, mẹ phải rửa tay thật sạch, dùng nước ấm để lau rửa sạch chất thải dính trên da bé. Quá trình vệ sinh cũng cần thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Sử dụng giấy ướt có thành phần kháng khuẩn để vệ sinh Vùng da đóng bỉm cho bé. Sau đó để thông thoáng vài phút ngoài không khí trước khi đóng bỉm mới cho bé. Chỉ cần chú ý một chút là mùa đông này bé nói không với hăm tã bỉm rồi ạ. Mẹ cún đã phòng tránh hăm bỉm cho bé cún thành công. Các mẹ áp dụng để phòng tránh hăm bỉm cho bé nhé.