Mẹ bầu có thể uống được nước mía với hàm lượng vừa phải trong thời kỳ tam cá nguyệt. Khoa học đã chứng minh, nước mía là một loại thức uống giàu dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu 3 tháng như sắt, magie, canxi, chất chống oxy hóa,… Vậy, thực hư thế nào, các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc bầu tốt hơn nhé! Trả lời câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía có tốt không? Mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ đừng quá lo lắng, khoa học đã chứng minh rằng nước mía là nước uống giàu dinh dưỡng rất có lợi cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên, chứa nhiều sắt, magie, canxi, nhiều chất chống oxy hóa.. Uống nước mía trong 3 tháng đầu mang lại nhiều lợi ích như sau: Giảm tình trạng ốm nghén: Tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ thường khiến mẹ mệt mỏi, mất sức, nhạt miệng không ăn uống được. Sử dụng nước mía có vị ngọt thanh có tác dụng kích thích vị giác giúp mẹ ăn uống tốt hơn. Nước mía cũng cung cấp năng lượng và các dưỡng chất bổ trợ cho cơ thể khi mẹ không ăn uống được. Giúp làm đẹp da: Nội tiết tố nữ Estrogen tăng cao trong thai kỳ khiến mẹ dễ bị mụn và đọng dầu trên da, sự thiếu hụt acid folic cũng làm xuất hiện các vết sạm màu. Uống nước mía sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng này bởi nước mía có chứa acid alpha hydroxy có khả năng chống oxy hóa cho da rất hiệu quả. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên: Trong quá trình bầu bí, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng và lây bệnh hơn so với bình thường bởi hệ miễn dịch suy giảm. Việc bổ sung nước mía cung cấp chất flavonoid và hợp chất phenolic để tăng cường đề kháng, chống lại virus gây bệnh xâm nhập. Phòng chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần của nước mía rất giàu kali và tốt cho hệ tiêu hóa, uống nước mía sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và phòng chống táo bón cho mẹ bầu. >> Xem thêm: Bà bầu bị đau đầu phải làm sao? Hướng dẫn uống nước mía đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu để đảm bảo hiệu quả, an toàn Sau khi đã biết mẹ bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không, mẹ đã yên tâm hơn trong việc dùng nước mía giải khát và uống trong thai kỳ rồi. Tuy nhiên bởi lượng đường trong nước mía cao (25,71 gr/28,35gr), khi uống cần rất thận trọng để tránh tăng đường trong máu gây tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nhiều nhất là 400ml nước mía và không nên uống thường xuyên, vào khoảng 1-2 lần/tuần. Thời gian uống nước mía thích hợp là sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ. Mẹ bầu tránh uống nước mía trước khi ăn bởi sẽ tạo cảm giác no, chướng bụng và ảnh hưởng tới việc ăn các món ăn khác, giảm hấp thu dinh dưỡng của thai nhi. >> Xem thêm: Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Lưu ý khi sử dụng nước mía để đảm bảo hiệu quả an toàn Không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh hoặc thêm đá để uống lạnh, mát, bởi khi thêm nước đá sẽ khiến cho nước mía quá lạnh, mẹ uống dễ bị lạnh bụng và khó tiêu. Nước mía có khả năng hạn chế tình trạng buồn nôn do ốm nghén nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng và uống bất cứ khi nào buồn nôn. Tốt nhất mẹ nên chia nước mía uống làm nhiều lần, mỗi lần uống một chút để giảm cảm giác nhạt miệng. Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu mẹ sẽ thấy rất mệt mỏi do cơ thể chưa quen với việc mang thai, thai nhi chưa hoàn toàn ổn định và tình trạng ốm nghén cũng diễn ra thường xuyên hơn. Sau khi tới những tháng tiếp theo, mẹ nên chú trọng vào việc chăm sóc bầu với các liệu trình chăm sóc bầu, massage bầu chất lượng cao tại spa dành riêng cho bà bầu để giải quyết các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ và nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Với liệu trình chăm sóc bầu uy tín gồm nhiều bước chăm sóc chuyên sâu bao gồm massage bầu giúp giảm đau mỏi nhiều vùng cơ thể và giảm stress hiệu quả, sử dụng đá nóng đả thông kinh lạc, ngâm chân cho bà bầu với thảo dược tự nhiên để tăng cường tuần hoàn máu, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn mỗi tối.. Chính vì thế, tại địa chỉ chăm sóc bầu uy tín, chất lượng sẽ giúp mẹ thoải mái và thư giãn, đánh tan những đau mỏi, để mẹ trải qua thai kỳ suôn sẻ, an toàn. Cuối cùng, chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh để chuẩn bị vượt cạn thành công!