Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp, đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất đó là trẻ em. Tuy nhiên, người lớn chưa có miễn dịch cũng có khả năng mắc bệnh, đặc biệt bị thủy đậu khi mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm. Vậy bà bầu sắp sinh bị thủy đậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu thường suy yếu hơn. Do đó, nếu mắc bệnh thủy đậu thai phụ có thể dẫn đến những biến chứng như: viêm phổi, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm não, viêm cơ tim. Thậm chí nhiều trường hợp biến chứng nặng có thể gây tử vong. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất khi bà bầu bị thủy đậu. Biến chứng này thường phát triển khoảng một tuần sau khi xuất hiện phát ban thủy đậu. Các nốt phát ban của thủy đậu là những nốt phỏng có đường kính khoảng 1 – 3mm, thường xuất hiện ở những vùng như mặt, chân, tay, kèm theo là triệu chứng sốt. Mặt khác , mẹ bầu không chăm sóc tốt có thể khiến những nốt phỏng này bị vỡ, gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Một số trường hợp với phỏng bị vỡ có thể bị bội nhiễm, hóa mủ và ăn sâu xuống da. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận khi bị thủy đậu. >>Xem thêm: bà bầu bị ho phải làm sao Mẹ bầu gần ngày sinh bị thủy đậu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì em bé sơ sinh rất dễ bị thủy đậu lan tỏa hoặc thủy đậu sơ sinh do cơ thể người mẹ chưa đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Có nhiều trường hợp tỉ lệ tử vong của em bé sơ sinh lên đến 25 – 30% trong các ca nhiễm. Đây là con số rất khủng khiếp nên mẹ không được chủ quan. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu Bà bầu sắp sinh bị thủy đậu nên làm gì? Khi mẹ bầu bị thủy đậu, mẹ cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus varicella-zoster Ig là một loại kháng thể giống với kháng thể do cơ thể con người tại ra để giúp bảo vệ mẹ và em bé. Việc uống đúng thuốc giúp điều trị bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa đáng kể những biến chứng có thể xảy ra. Mặt khác, mẹ bầu cũng đừng quên ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe. Mẹ vẫn tiếp tục bổ sung canxi và sắt cho bà bầu, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để tăng đề kháng, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng giúp dễ tiêu và hấp thu dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, mẹ cũng cẩn thận khi vệ sinh thân thể. Không nên cào, gãi, cọ mạnh để tránh làm vỡ các nốt phỏng thủy đậu vì khi vỡ có thể gây bội nhiễm. Nếu có dấu hiệu nặng như sốt cao không giảm thì mẹ cần đi khám ngay. >>Xem thêm: thảo dược tăng cường sức đề kháng cho bà bầu Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu cho bà bầu hiệu quả Cách dự phòng là nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cần thực hiện những biện pháp sau: giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc nghi ngờ bị thủy đậu. Nếu đang có dịch thủy đậu thì mẹ nên hạn chế ra ngoài để ngăn ngừa lây nhiễm. Vệ sinh môi trường sống hằng ngày, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ. Mẹ bầu nên hạn chế việc thăm nom, chăm sóc người bệnh. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giá bao nhiêu Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu đã hiểu hơn về những việc cần làm khi mang thai bị thủy đậu. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để vượt cạn an toàn và thành công!