Phương pháp giáo dục để mặc cho con khóc và tự nín đã trở thành xu hướng chung của nhiều bậc phụ huynh. Với mong muốn tập luyện cho con tính tự lập, trở nên ngoan ngoãn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và sự phát triển của đứa trẻ. Có nên để em bé khóc quá lâu? Đây vẫn là vấn đề có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có không ít các bậc cha mẹ ủng hộ phương pháp này, vì họ tin rằng nếu để em bé khóc quá lâu thì đứa trẻ sẽ tự nín, đây cũng là cách để cho đứa trẻ từ bỏ được thói quen làm nũng, ăn vạ nhưng nghiên cứu mới đây đã chỉ ra nếu bố mẹ để mặc cho con khóc sẽ mang đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lí của con, thậm chí có thể tác động tiêu cực trực tiếp đến não bộ. Rất dễ tổn thương não Não của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương trước những tác động từ bên ngoài. Nếu ba mẹ để mặc cho trẻ khóc quá nhiều lần mà không dỗ dành thì não trẻ sẽ hình thành nhữnh cảm xúc tiêu cực như: tủi thân, căng thẳng, buồn phiền...Những thay đổi của não bộ sẽ chi phối trực tiếp đến hành vi, cảm xúc và khả năng chịu áp lực sau này. Theo ý kiến từ bác sĩ Margot Sunderland (Giám đốc khoa Đào tạo trung tâm Sức khỏe và Tâm lí trẻ em ở London đã khẳng định về tác hại của việc để trẻ khóc lâu đối với não bộ: “Bất cứ đứa trẻ nào khó chịu, quấy khóc rồi cũng sẽ phải ngừng. Chẳng có gì gọi là thành công khi bố mẹ để mặc con tự khóc rồi sau đó thấy trẻ nín. Quá trình này được gọi là Phản kháng – Tuyệt vọng – Buông bỏ. Tôi rất ngạc nhiên nếu có bất cứ vị phụ huynh nào định sử dụng phương pháp “để con tự khóc”. Để trẻ khóc lâu với tần suất thường xuyên thì tâm lý trẻ sẽ trở nên stress nặng. Tích tụ qua từng ngày và mang đến những hậu quả khôn lường, gây hại cho nhịp tim, nhịp thở, hệ thống miễn dịch cũng như gây ức chế đối với sự tăng trưởng hooc-môn sau này của trẻ. Mặc kệ cho trẻ khóc lâu là không tôn trọng nhu cầu của trẻ Trẻ mới sinh dùng tiếng khóc để biểu hiện nhu cầu của mình. Việc ba mẹ bỏ qua và không đáp ứng những yêu cầu của trẻ lúc còn non yếu là một sai lầm nghiêm trọng. Ngay cả khi là người lớn cũng có lúc cần được người khác quan tâm và có những đòi hỏi chính đáng. Vậy thì tại sao ta lại để mặc con một cách lạnh lùng như vậy? Để trẻ khóc lâu tác động xấu đến tâm lí và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Trẻ thường xuyên khóc lâu mà không được ba mẹ dỗ dành thì tâm lí của đứa trẻ sẽ nảy sinh cảm giác không được bố mẹ yêu thương, không được lắng nghe. Khiến cho đứa trẻ nghĩ rằng bố mẹ sẽ không quan tâm đến những tâm sự của mình, đứa trẻ sẽ ngại bày tỏ những điều mình mong muốn, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ, về khả năng biểu đạt, cách sắp xếp để tạo thành câu văn hoàn chỉnh. Chính điều này sẽ gây ức chế về tâm lí khiến đứa trẻ sống khép kín hơn, tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ nếu trẻ quấy khóc quá nhiều. Khóc nhiều ảnh hưởng đến đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ Đánh mất khả năng đồng cảm của trẻ Trẻ thường bộ lộ cảm xúc qua tiếng khóc, đó là cách duy nhất để khiến ba mẹ phải chú ý đến mình. Vì vậy nếu như bố mẹ không quan tâm đến tiếng khóc của con không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lí của bản thân đứa trẻ mà còn vô tình đánh mất đi sự đồng cảm, tấm lòng nhân ái của trẻ đối với những người xung quanh bởi bất cứ đứa trẻ nào cũng bị ảnh hưởng bởi hành vi và thái độ từ bố mẹ. Khi lớn lên đứa trẻ cũng sẽ phớt lờ những cảm xúc của người khác, không biết cách lắng nghe. Trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và không an toàn Những em bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ sẽ trở thành những em bé có tính cách muốn chia sẻ cảm xúc, hoạt bát và thân thiện, gần gũi với con người và môi trường xung quanh trẻ. Còn với những em bé lớn lên trong phương pháp “Tự khóc tự nín” luôn cảm thấy bản thân không được an toàn, luôn cô đơn và có xu hướng chống đối người ngoài. Tâm lý thường xuyên cáu bẳn, chai lì cảm xúc hơn. Để mặc trẻ tự khóc – trẻ thiếu tự tin và độc lập sau này Tiến sĩ khoa Phát triển Tâm lí học (Canada) Tracy Cassels cho biết: “Phương pháp để trẻ tự khóc dựa trên quan niệm cho rằng nếu chúng ta làm trẻ nín khóc tức là ta đã làm trẻ hết khó chịu. Nhưng đây không phải là sự thật. Trẻ sơ sinh khi mới chào đời thường có một sự không cân xứng giữa tâm lí và hành động. Ví dụ, một đứa trẻ buồn bã, khóc quấy om sòm nhưng nếu được ôm ấp và dỗ dành, có thể sẽ không thể hiện dấu hiệu tâm lí của việc khó chịu. Trong khi đó, một đứa trẻ im lặng, không ồn ào lại có thể đang trải qua bất ổn, khó chịu về tâm lí lớn hơn rất nhiều. Đó là lí do vì sao cha mẹ rất cần đáp lại hành vi của con trẻ. Đáp lại hành vi của con giúp bồi đắp cảm giác an tâm và khiến trẻ trở thành người tự tin, độc lập sau này.” Tình cảm yêu thương và quan tâm con vẫn là cách hay nhất để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ Để trẻ khóc lâu không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn mang đến những tác động tiêu cực về tâm lí, cảm xúc, tình cảm của trẻ. Để trẻ có quá trình phát triển toàn diện cả về thể chất về tinh thần, bố mẹ cần dành nhiều hơn tình yêu thương, quan tâm cho trẻ và có những cách thức giáo dục phù hợp từng giai đoạn. Có rất nhiều phương pháp hay ba mẹ có thể rèn luyện trẻ tính kỷ luật và tự lập. Mẹ có thể để mặc con khóc một lúc để rèn con, nhưng cũng không nên quá cứng nhắc mà để mặc con khóc quá lâu. Hơn bao giờ hết thì tình cảm yêu thương và quan tâm con vẫn là cách hay nhất để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, có thế con mới lớn lên khỏe mạnh toàn diện mỗi ngày.