6 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn mà các bé làm quen với việc ăn dặm. Thực tế, có rất nhiều trẻ tỏ ra thích thú khi ăn dặm. Ngược lại, cũng có nhiều đứa trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu hợp tác khi ăn. Vậy bé biếng ăn khi ăn dặm các mẹ khắc phục thế nào? 1. Mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ ăn dặm từ từ Mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ ăn dặm từ từ Khi mới làm quen với đồ ăn thì có thể trẻ sẽ nhè hoặc nôn ra. Thế nhưng mẹ đừng vội bù sữa lại ngay. Trong những trường hợp này, các bà mẹ nên tiếp tục đút từng thìa bột nhỏ cho đến khi con quen dần. Lúc này, các bé sẽ không còn xuất hiện tình trạng nôn ói hoặc nhè bột ra nữa đâu. 2. Cho bé ăn với thức ăn từ loãng đến đặc Khi mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa có đủ enzyme nên con chỉ ăn được những thức ăn loãng, đơn giản, dễ tiêu hóa. Sau một thời gian tập ăn dặm, enzyme tiêu hóa dần tiết ra đủ con có thể ăn các món ăn đặc hơn, phức tạp hơn. Mẹ cần cho bé thời gian để thích nghi với đồ ăn mới bằng cách tập cho bé đồ ăn từ loãng tới đặc, từ nhuyễn đến thô. Cụ thể như sau: Trẻ từ 6 – 8 tháng: ăn bột loãng và có thể kèm rau củ đã xay mịn. Cần đảm bảo rằng con vẫn đang dễ nuốt và dễ tiêu mẹ nhé. Trẻ 9 – 11 tháng: mẹ có thể cho bé ăn bột đặc, cháo rây, rồi đến cháo đặc, cơm nát… Nếu có thể mẹ hãy hạn chế thức ăn đã được xay nhuyễn cho bé dùng ở tuổi này. 3. Cho bé ăn từ ngọt đến mặn Cho bé ăn từ ngọt đến mặn Bột ngọt có chứa đạm có nguồn gốc từ sữa, gạo và rau củ và khá giống với mùi vị của sữa mẹ giúp trẻ dễ tiếp nhận thức ăn hơn. Còn bột mặn có chứa chất đạm từ nguồn gốc động vật, các bé chưa quen mùi vị nên cho bé ăn khi con đã ăn dặm một thời gian. Khi ăn bột mặn sớm trẻ rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Do đó mẹ cần: Mẹ chế biến các món ăn ngọt bằng cách xay mịn rau, củ, quả như bơ, chuối, cà rốt… rồi trộn với sữa cho bé ăn. Sau khi bé đã quen với ăn dặm khoảng 1 – 2 tuần, thì mẹ có thể cho bé ăn bột mặn. Bột mặn cần chứa thịt, tôm, cá, trứng… được xay nhuyễn và nấu chín và có thể chất đặc sền sệt. 4. Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé biếng ăn dặm Cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé biếng ăn dặm Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm thì trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau đây: Tinh bột từ bột gạo, bột khoai lang, bột bắp… Chất đạm: có trong thịt nạc, trứng gà, thịt cá... Chất béo: chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu oliu, phô mai, bơ, hạt ngũ cốc giàu chất béo… Sau khi nấu ăn xong, cần thêm 1 – 2 thìa dầu ăn nhỏ, sau đó trộn đều là trẻ ăn được ngay. Các vitamin và chất xơ: có nhiều trong các loại rau xanh trái cây như: cải bó xôi, bí đỏ, lê, chuối, táo, cà rốt… 5. Bữa ăn cho bé chỉ tối đa 25 – 35 phút là chuẩn Không hình thành cho con mình thói quen xấu như phải đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Để bé tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị thức ăn cũng như tiêu hóa thức ăn tốt hơn, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút thôi mẹ nhé. Dần dần mẹ sẽ tập được cho bé thói quen ăn uống tốt, bé ăn nhanh hơn và mẹ cũng bớt vất vả hơn nhiều đó. 6. Cải thiện hệ tiêu hóa cho bé Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp các con phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt các dưỡng chất. Phụ huynh có thể chủ động tìm chọn sản phẩm bổ sung các men vi sinh (probiotic) để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé yêu nhà mình. 7. Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bé biếng ăn khi ăn dặm Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bé biếng ăn khi ăn dặm Để giúp trẻ hết biếng ăn và khỏe mạnh mẹ nên tìm chọn các sản phẩm bổ sung cho con có chiết xuất từ thảo dược an toàn lành tính như hồng sâm, Amomum Fruit, khúng khiếng... cùng các khoáng chất như vitamin C, kẽm... để hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe tối ưu cho trẻ. Khi bé khỏe mạnh, tiêu hóa của con cũng sẽ ổn định hơn nhiều, việc ăn uống của bé sẽ không còn là vấn đề khiến mẹ phải lo lắng nữa đâu.