Trong cuộc sống, truyền thống người Việt có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con". Ðiều này đã trở thành triết lý sống của biết bao thế hệ Việt Nam. Song trong cuộc sống hiện đại, không ít giá trị gia đình cũng như những mối quan hệ đã có nhiều biến chuyển khác biệt dẫn đến những mâu thuẫn thế hệ ngày càng lớn. Nhiều mami phải lên mạng xã hội “cầu cứu” vì mâu thuẫn với ông bà từ những chuyện nhỏ nhất trong việc chăm sóc trẻ. Phương pháp giáo dục khác biệt Thế hệ lớn tuổi, với thói quen từ xưa để lại, và vẫn còn thấm nhuần tinh thần gắn bó gia đình, và với quán tính thương yêu, luôn có xu hướng muốn kiểm soát, bảo bọc con cháu từ thơ ấu. Họ luôn mang quan niệm của mình, giáo huấn, truyền đạt, hướng dẫn con cháu làm điều hay, trách điều dở theo quan điểm của mình, nhắm chúng vào đời thuận lợi nhất. Tuy nhiên bước sang thời đại mới, thế hệ bố mẹ trẻ lại mong muốn con trẻ tự vấp ngã và tự trưởng thành khác với quan niệm bảo bọc xa xưa. Mami Linh Hương: “Từ khi mình có em bé là mâu thuẫn giữa mình và mẹ chồng ngày càng tăng lên ạ. Mình theo cách dạy của phương Tây không dỗ bé mỗi khi khóc đòi hay nhõng nhẽo, còn bà thì cứ thấy cháu khóc là dỗ bánh hay đồ chơi, đủ trò. Mình cũng đã giải thích cho bà hiểu nhưng hiện giờ mọi thứ cứ như cũ, hễ có mình là bà mặc kệ bé khóc bà hằn học mình." Tài khoản KELVIN chia sẻ mình cũng cùng cảnh ngộ nhưng lại có cách giải quyết “riêng” giúp cả nhà đều vui: “CÁI BÀN HƯ NÈ, CÁI TỦ HƯ NÈ” là câu bà nội dỗ dành mỗi khi bé va chạm va phải và té. Cách giải quyết của mình là: Mỗi lần người lớn va phải mình là mình lại đánh và đổ lỗi cho những món đó, nhại giọng bà nội luôn, vui lắm! Mỗi lần như vậy mặt đều vênh lên và tỏ vẻ không phải lỗi tại mình, lần sau làm tiếp. Nhiều lần thế bà mắc cười nhưng lại thấy đúng rồi không dỗ cháu thế nữa – vấn đề được giải quyết, cả nhà vui đều.” Vấn đề ăn dặm Có vô vàn các phương pháp ăn dặm hiện đại được các mẹ áp dụng hiện nay, trong đó phương pháp ăn dặm BLW lại là rào cản khó khăn nhát để thuyết phục ông bà theo phương pháp này. Vì quan niệm con cháu như ngọc ngà nên không muốn để "sống chết mặc bay" nhìn cháu tự ăn. Mami Showly Rose : “Em dù đang sống chung với mẹ chồng và các thế hệ đi trước đều sống chung một nhà nhưng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn với bất cứ ai trong nhà. Cả 2 cụ và bố mẹ đều rất tận tình chăm sóc con cái dùm mình nhưng mình luôn đặt ra vấn đề “nuôi con theo cách truyền thống và hiện đại” để song song cho nhau nhưng mẹ chồng lại không đồng ý…" Nếu ở trong tình trạng này thì mẹ cũng đừng lo lắng quá, vì ngay cả những người hiện đại khi áp dụng phương pháp này còn chưa hiểu hết nói chi đến ông bà. Hãy giữ bình tĩnh và cố gắng giải thích cho ông bà hiểu rằng sách, báo, đài, tivi những thứ mà bạn có thể dựa dẫm được. Nếu quá khó khăn và không thể thuyết phục suông, hãy cùng đi nghe tư vấn của bác sĩ về phương pháp ăn dặm tốt cho bé. Bỏ muối vào đồ ăn dặm Ông bà thì luôn quan niệm đồ ăn dặm của cháu phải bỏ thêm muối, nếu không cháu sẽ khó ăn, ăn không ngon và không ăn được nhiều. Nhưng các bác sĩ hiện nay khuyên các mẹ hạn chế bỏ muối vào đồ ăn dặm của trẻ nhỏ, bởi thận của trẻ vẫn chưa đủ khả năng tiếp nhận, nếu cho quá nhiều thận của trẻ sẽ dẫn đến quá tải. Tứ quý nữ: “Khi con ăn dặm mình không bỏ muối vào thức ăn, ông lại không đồng quan điểm. " sao không bỏ muối vô? Nhạt nhách vậy sao cháu ăn? Ăn vậy kêu sao ăn được nhiều" 6 chị em tụi bây má mày nấu cũng cho muối vào cũng lớn khỏe mạnh ầm ầm đó thôi vân vân và vân vân. Mình nấu ăn dặm cho cho thêm ít nguyên liệu tự nhiên giúp cho thức ăn có chút ngọt, mặn. " “Sợ cháu lạnh…” "Mặc thêm cho nó cái áo" hay "Mặc thế để cháu tôi ốm ra à" dường như là câu quen thuộc mỗi lần thời tiết đổi mùa. Các cụ có quan niệm da của trẻ mỏng hơn "rất nhiều" so với người lớn vậy nên phải được mặc kín cẩn thận, nhưng việc quá tải quần áo sẽ dễ khiến trẻ tiết mồ hôi, lượng mồ hôi nếu không được thoát ra ngoài do môi trường quá bí sẽ dễ dẫn đến ốm, cảm lạnh. Mami Hong Do: “Mùa đông lạnh, ông bà sợ cháu bị lạnh, cứ mặc cả cái áo khoác bông cho cháu đi ngủ, rồi chùm thêm cả cái chăn bông dày nữa, đến khi ngủ dậy thì bé cứ ho sù sụ ý, nguyên nhân là mặc nhiều áo, cộng với chan làm bé nóng quá, bị đám mồ hôi, rồi mồ hôi lại ngấm vào người , nên bé rất dễ bị viêm họng, viêm phế quản." “Bé tí biết gì mà dạy!” Mami Trân Nho: “Mình mua đồ chơi cho con chơi để nhận biết và phát triển trí não ngay từ bé thì bà lại bảo bé xíu mà bít chơi cái gì mua chi cho tốn kém.” Mami Soclinhdan: "Với mẹ mình thì trẻ từ khi biết đi, biết nói rõ mọi câu chữ mới có thể tiếp thu và nhận biết kiến thức, thế giới xung quanh. Vì thế nên khi bé chỉ mới biết lườn mà mình đã mua những hình ảnh con vật, con số để cho bé chơi, dạy bé tiếp thu thì bị người lớn cho là chuyện mắc cười, và hay nói câu "nó đã bít chi mô mà dạy". Cho con bú Đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều mẹ sau khi sinh thường chưa có sữa về cho con bú nên áp dụng những kinh nghiệm dân gian từ xưa như: dùng lược và lá mít chải ti cho sữa nhanh về, ủ cơm nếp, ủ rượu,... Trân Nho: "Mẹ chồng bảo 12 tháng phải cai sữa cho con, vì mẹ nói sữa mẹ sau 12 tháng không còn chất dinh dưỡng. Còn mình thì định cho con ti đến 24 tháng. Bởi vì cho con ti đến 2 năm đầu đời bằng sữa mẹ rất tốt, đem lại sức đề kháng để con chống bệnh vặt." Tự bắt bệnh cho cháu “Thế kia là bị…rồi” Sunny: “Cứ mỗi lần con ốm là mình lại mâu thuẫn với bà ngoại. Mỗi lần con sốt là bà sẽ sốt sắng nào thuốc ho, giải cảm, miếng dán hạ sốt... mình đã giải thích là để con tự khỏi, nếu không tự khỏi được thì mới dùng đến các thứ cỏ cây hoa lá, sau cùng mới là thuốc và kháng sinh. Báo đài đã nói rất nhiều mà bà không nghe. Nhiều lần bà ngoại đi mua thuốc về mình đã bẻ và vứt thuốc đi. Mỗi lần như thế là mẹ con lại giận nhau." Quan điểm của ông bà không sai, nhưng vì xã hội ngày càng thay đổi, tư duy và cách giáo dục trẻ cũng thay đổi, vậy nên ông bà vẫn chỉ tin tưởng vào những qua niệm dân gian, những mẹo vặt mà người này truyền người kia từ bao đời này với suy nghĩ là "Ngày xưa bị thế làm thế này là khỏi ngay". Nên để đặt vấn đề và nói chuyện nhẹ nhàng với ông bà về vấn đề này, cách duy nhất là hãy mượn đến y học để cố gắng thuyết phục họ. Quan niệm tôn giáo tín ngưỡng HanaGin: “Mẹ chồng mình ăn chay trường, tụng kinh niệm phật. Còn mình sống ở vùng quê không hề có cái chùa nào. Đến khi mình có thai thì mẹ chồng bảo ăn chay trường đi, rồi mở mấy video giảng đạo phật mà nghe...Mình trao đổi với mẹ chồng là con không phản đối lòng tin và tín ngưỡng của mẹ, nhưng đã ốm đau thì phải đi bệnh viện, không thể cầu xin và tụng kinh là hết bệnh được. " Quan niệm thói quen cũ “Ngày xưa toàn thế có sao đâu” Maimai: “Mình sinh con đầu lòng, trước giờ mẹ chồng mình đã không ưa mình rồi, may sao mình cũng không phải ở chung với mẹ chồng mấy, chỉ ở 2 tháng cữ. Mà mẹ chồng mình đoảng nên việc chăm con là do mình tất bà không đả động gì đến. Nhưng khi lên đến ngoại thì bà ngoại theo cách nuôi dạy xưa, lúc nào bà cũng bắt mình mặc nhìu áo quấn kĩ cho bé mà theo mình thấy vậy là nóng...." “Nó khát đấy sao không cho uống nước” Kim Ngân: “Mình cũng đang có con nhỏ 3 tháng tuổi cũng sống chung mẹ chồng .Kể ra thì cũng không có gì là mâu thuẫn lắm chỉ mỗi việc cho cháu uống nước thôi là làm mình không vừa ý nhưng nói mãi ko được, mình cũng giải thích nhiều lần nhưng không được giờ không biết làm sao cho bà hiểu cho bé khỏe”. Sử dụng sản phẩm không phù hợp với trẻ nhỏ Mè Đường: “Mình vs chồng không thích cho con xài nước hoa dù là loại dành cho bé vì mình nghĩ có mùi thơm là điều có hóa chất hết nên từ trước đến giờ mình không cho con xài. Vậy mà bà nội cứ nằng nặc bắt mình mua dầu thơm cho bé vì om hun bé không có mùi thơm , bà nội ở với con của chị dâu mình thằng bé đó suốt ngày lúc nào cũng thơm phức mùi dầu thơm , nên bà nội so sánh rùi chê cháu nội này nọ , mặc dù mình vừa tắm cho bé bằng sữa tắm baby thơm phức”. Không có mâu thuẫn Mặc dù có sự cách biệt giữa hai thế hệ và có đôi khi gặp những mâu thuẫn, tư tưởng không đồng nhất, song vẫn có những mami gặp được mẹ chồng tâm lý, hiểu con dâu và ủng hộ con mình tự chăm sóc cháu theo phương pháp hiện đại. Lý Thị Hoa Phước:“Mình thì cả bố đẻ và bo mẹ chồng đều mất hết nên việc gì không hiểu cũng đều có mẹ đẻ giúp đỡ dạy bảo. Nhưng bà cũng không trông con cho được nên giờ khi đi làm mới thấy vất vả của việc không có bố mẹ chồng. Mẹ đẻ đã dạy mình rất nhiều thứ, chăm cháu từ khi mới sinh đến bây giờ khi con được 7 tháng từ việc cho bú thế nào, mẹ ăn gì, đến việc tắm cho con,..." Hồng hà:“Mẹ chồng là người tuyệt vời nhất. Lúc mình sinh 2 đứa, đứa lớn 8tuổi, nhỏ 1 tuổi Mẹ chồng là ng chăm sóc và lo cho mình trong những ngày tháng mình sinh 2 cháu. Mình rất yêu mẹ chồng mình, vì Mẹ không bao giờ phàn nàn, hay la mắn mình. Mẹ chồng hiền và yêu thương con cháu lắm, nên mình lúc nào cũng yêu Mẹ. Cảm ơn Mẹ đã ban cho con 1 người chồng cũng biết yêu thương vợ con.” Làm sao để giảm bớt mâu thuẫn? Khi chăm sóc con cháu, ông bà thường dùng kinh nghiệm "ngàn xưa", còn đôi vợ chồng trẻ lựa chọn kiến thức "tân tiến". Sự khác biệt này có thể hóa giải từ từ nếu đôi trẻ biết chọn cách cùng ông bà đọc báo, xem các chương trình nuôi dạy bé trên ti-vi để bổ sung kiến thức. Những khi góp ý với các bậc sinh thành, con cái cần nhẹ nhàng, mềm mỏng. Bởi những trải nghiệp cuộc sống đã mang đến cho họ không ít vốn sống. Mẹ Bali: “Theo mình, việc gì cũng cần có quá trình của nó, không thể 1 sớm 1 chiều mà làm cho ai đó nghe theo mình... Thỉnh thoảng mình cũng đọc sách cho mẹ nghe lúc mẹ nấu cơm. Lựa những khúc nào mà BS giải đáp về các "truyền thuyết người ta nói", mình đọc thật to, rõ ràng...." Hãy tỏ ra trân trọng và xem những lời khuyên của ông bà như những người bạn thân của mình. Sống hòa thuận, vui vẻ là liều thuốc bổ quý giá mà không gì có thể mua được. Chúc các mẹ tìm được cách thích hợp nhất để hóa giải mâu thuẫn nhé!