Tết đến là dịp đoàn tụ nhưng cũng là thời điểm các nàng dâu mới cảm thấy lo lắng trăm điều vì còn nhiều thứ mới mẻ chưa biết bắt đầu từ đâu, làm sao cho đúng. Hãy để Mamibuy làm “cứu cánh” cho các mẹ khi ngày Tết đang đến gần nha! 1. Biếu Tết Tục lệ người Việt thường có lệ biếu quà ông bà, bố mẹ, cô bác trước ngày Tết. Quà Tết chính là vật phẩm thiêng liêng dâng lên cúng tổ tiên, biếu tặng bề trên, trường bối thay lòng hiếu kính. Tuy nhiên, việc biếu Tết những ai, biếu Tết như thế nào lại là điều băn khoăn của nàng dâu mới. Biếu Tết nhà nội rồi nhà ngoại, nhà bác rồi nhà cô; biếu giỏ quà hay cân giò, chiếc bánh trưng đều là điều cần phải suy nghĩ. Chưa kể việc chọn quà, việc cân đối thu chi trong việc mua sắm Tết cũng làm cho nàng dâu mới không tránh khỏi những lo toan. Thời gian gần Tết eo hẹp, công việc thì bộn bề, đi biếu Tết như thế nào để trọn lễ trọn nghĩa cũng là một bài toán sắp xếp thời gian dành cho các mẹ. Để giải quyết vấn đề này, nàng dâu mới nên nhờ cứu trợ từ chính mẹ chồng của mình. Bà sẽ tư vấn cho mẹ xem nếp nhà bao năm nay ra sao, thói quen, sở thích của cụ hay ông bà, các bác các chú như thế nào. Từ đó, mẹ có thể lựa chọn quà Tết sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ hãy dự trù phần tiền dành cho việc mua quà biếu Tết là bao nhiêu từ đầu để tránh trường hợp chi quá nhiều mà hụt mất phần tiền dành cho việc khác. Về thời gian biếu xén, mẹ nên trao đổi với bố, sắm Tết sớm từ đầu tháng Chạp chẳng hạn, việc này giúp mẹ không phải chen chúc mua đồ trong siêu thị lại có nhiều thời gian hơn trong việc qua thăm nhà họ hàng để biếu quà. 2. Mâm cỗ Tết Tết đồng nghĩa với mâm cao cỗ đầy, cỗ thắp hương, cỗ đãi khách, muôn vàn câu chuyện “chui” vào bếp dành cho các chị em. Tuy nhiên, hiện nay, việc ăn uống trong ngày Tết cũng đã nhẹ nhàng hơn xưa rất nhiều. Mẹ có thể lên danh sách những món có thể mua hay làm trước và trừ đông như bánh chưng, giò chả, nem cuốn, canh măng … Phần rau mẹ có thể sơ chế trước rồi cuộn vào giấy trắng, cho vào túi để trong ngăn chứa rau củ của tủ lạnh. Bằng cách này, rau củ vẫn giữ được nước, tươi ngon và mẹ không tốn quá nhiều thời gian khi chế biến. Đặc biệt, năm nay, trên thị trường đã phổ biến một loại thiết bị cứu cánh các mẹ trong ngày Tết với các món chiên rán, đó chính là nồi chiên không dầu. Với mức giá thành phong phú từ hơn 1 triệu đến khoảng 5 triệu đồng. Mẹ có thể lựa chọn một sản phẩm thích hợp vô cùng hữu dụng cho gian bếp của mình rồi đấy! 3. Họ hàng ngày Tết Câu chuyện đi chúc Tết, gặp họ hàng làm cho không ít nàng dâu mới dở khóc dở cười khi người mình lỡ gọi làm em bé có khi lại là hàng chú bác trong họ. Điều này khá phổ biến với nhiều vùng quê ở Việt Nam. Để tránh trường hợp khó xử này, mẹ hãy luôn hỏi bố về gia đình mình sắp tới chúc Tết có những ai, có điều gì cần lưu ý khi chào hỏi nói chuyện hay không. Họ hàng sẽ thấy mẹ là người tinh tế, khéo léo khi biết những chủ đề nói chuyện phù hợp. 4. Ăn Tết nhà nội, ăn Tết nhà ngoại Câu chuyện muôn thuở của con gái đi lấy chồng chính là Tết năm nay ăn bên nhà nội hay về với nhà ngoại. Bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ đều luôn muốn ngày Tết con cái quây quần bên mâm cơm gia đình, vắng đứa con nào cũng thấy thiếu. Nhiều mẹ nhớ nhà nhưng lấy chồng xa, Tết cũng khó sắp xếp về được. Để vui vẻ cả nhà nội nhà ngoại, mẹ hãy trao đổi với bố xem có thể sắp xếp mỗi năm ăn Tết ở một nhà không nhé! Còn nếu không, tại sao mẹ lại không nghĩ đến việc tổ chức một chuyến du lịch cho cả đại gia đình nhỉ? Đây sẽ là một sự lựa chọn mới lạ nhưng vô cùng thú vị cho các thành viên gia đình đấy! MamiBuy mong rằng cái Tết tới của nàng dâu mới sẽ bớt lo toan, thay vào đó là một niềm vui trọn vẹn bên những người thân yêu trong gia đình và bạn bè! MamiBuy cũng đang tổ chức chương trình về câu chuyện lần đầu ăn tết nhà chồng cùng những phần quà cực kỳ hấp dẫn, các mẹ cùng vào chia sẻ câu chuyện rất riêng rất chân thật cùng cả nhà MamiBuy mình nhé!