Đá CZ được xem là phiên bản thay thế hoàn hảo của kim cương. Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường, sẽ rất khó để có thể phân biệt hai loại đá quý này. Sở hữu độ cứng cao và các tính chất gần giống kim cương nhưng chi phí thấp hơn nên đá CZ được sử dụng rộng rãi trong chế tác trang sức. Vậy đá CZ thực chất là gì? Đá CZ có bền không? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Đá CZ là gì? Đá CZ có bền không Đá CZ hay còn gọi là đá Cubic Zirconia, là một loại đá quý tổng hợp không màu, được tinh chế từ dạng tinh thể lập phương của zirconium dioxide trong nhiệt độ cao. Vật liệu sau khi kết tinh thường cứng (tuy nhiên vẫn thấp hơn kim cương cả trăm lần), có độ quang học hoàn hảo và thường không màu. Nhờ quá trình sản xuất hiện đại, sản phẩm đá CZ có chất lượng cao nhưng có giá thành phải chăng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. Đá CZ có bền không là thắc mắc được nhiều người quan tâm Năm 1937, các nhà khoa học phát hiện ra rằng zirconium oxide nóng chảy chứa các tinh thể hình lập phương. Tuy nhiên, họ lại không tìm được ứng dụng thực tế nào liên quan đến phát hiện này nên họ đã bỏ qua nó. Đến tận năm 1977, phương pháp tổng hợp đá CZ trong phòng thí nghiệm mới được hoàn thiện bởi các nhà khoa học Nga. Tuy nhiên, phải một thời gian sau vào những năm 1980 khi Swarovski, nhà sản xuất pha lê chì mịn nhất thế giới, nhảy vào thị trường với phiên bản đá CZ của riêng mình, đá CZ mới dần trở thành một loại đá quý thay thế cho kim cương trong chế tác trang sức đá quý. Vậy đá CZ có bền không? Đá CZ đạt độ cứng 8.5/10 trên thang độ cứng Mohs. Chính vì đá CZ có độ cứng cao, khó bị mài mòn hay trầy xước nên trang sức làm từ CZ rất bền bỉ theo thời gian. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đá này ngày càng cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp hàng trang sức. Nên chọn đá CZ hay kim cương làm trang sức? Để trả lời câu hỏi đá CZ có bền không và nên chọn đá CZ hay kim cương để chế tác trang sức, chúng ta hãy cùng phân tích sự khác biệt giữa hai loại đá quý này. 1. Độ sáng Với đá quý, ánh sáng tán xạ màu trắng được gọi là ánh sáng chói và ánh sáng tán xạ màu được gọi là ánh lửa. Đá CZ có chiết suất khoảng từ 2.15 đến 2.18, thấp hơn nhiều so với 2.42 của kim cương. Do đó, đá CZ sẽ không tạo được nhiều ánh sáng chói và ánh lửa như của kim cương. Đá CZ có độ phân tán ở mức từ 0.058 đến 0.066 cao hơn so với 0.044 của kim cương. Điều này làm cho đá CZ có “hiệu ứng cầu vồng”, tán xạ rất nhiều ánh sáng màu. Trong khi đó, kim cương chủ yếu tán xạ ánh sáng trắng. Mua ngay: Nhẫn kim cương Fancy Marquise Halo NKC2509 2. Màu sắc Thông thường một viên đá CZ sẽ không có màu, nhưng chúng có thể được bổ sung một số oxit kim loại để cho ra một loạt các màu sắc khác nhau. Chính vì vậy, đá CZ cũng có màu sắc rất đa dạng, bắt mắt. Vậy màu sắc của đá CZ có bền không? Màu sắc của đá CZ có thể phai dần theo thời gian nếu không được bảo quản cẩn thận. Đá CZ có màu sắc đa dạng 3. Độ tinh khiết Trong quá trình hình thành ngoài tự nhiên, kim cương thiên nhiên thường bị lẫn một số tạp chất và tạo thành những vết bẩn nhỏ. Viên kim cương có độ trong suốt càng cao thì giá thành càng đắt đỏ. Đá CZ được sản xuất từ phòng thí nghiệm, tỷ lệ tạp chất được kiểm soát tốt do đó nó có độ trong suốt rất cao. 4. Độ cứng Là khoáng chất tự nhiên cứng nhất trên thế giới, kim cương có độ cứng 10 trên thang độ cứng Mohs. Đây cũng là lý do tại sao nhẫn cưới kim cương được xem là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Mặt khác, đá CZ được xếp hạng 8,5 trên thang độ cứng Mohs. Vì là vật liệu tổng hợp nên nó có độ bền nhất định. Nó có thể được sử dụng làm trang sức đeo hàng ngày nhưng sẽ không có tuổi thọ cao như kim cương. Ngoài ra, đá CZ cũng rất dễ bị trầy xước hơn. Mua ngay: Nhẫn kim cương Cathedral cách điệu NKC1511 5. Carat Trọng lượng riêng của đá CZ lớn hơn kim cương. Điều này có nghĩa là đá CZ và kim cương sẽ có carat khác nhau dù chúng có cùng kích thước. Nói một cách khác, một viên đá CZ 1 carat sẽ có kích thước nhỏ hơn so với kim cương 1 carat. xem thêm: https://www.tierra.vn/news/da-cz-co-ben-khong-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-da-cz-824