Cảm ơn mẹ đã nỗ lực vượt cạn thành công, chào mừng bé con đến với thế giới mới, 2 mẹ con đã rất tuyệt vời. Và quãng thời gian vừa rồi hẳn là mẹ đã phải rất vất vả và chịu nhiều đau đớn. Như một lời cảm ơn cùng nhiều sự ngưỡng mộ, trong mục tư vấn này Somostore sẽ gửi đến các bạn một số kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất, giúp mẹ khỏe, bé ngoan. Hướng dẫn chăm sóc trẻ trong tuần đầu tiên sau sinh Chăm sóc trong 24 giờ đầu tiên Giai đoạn tháng đầu tiên sau sinh còn gọi là giai đoạn sinh sớm ở trẻ, đây là khoảng thời gian rất quan trọng, trẻ được quan tâm và chăm sóc tốt sẽ tạo tiền đề để phát triển về sau này. Trong vòng 24 giờ đầu tiên, nếu sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì nên cho bé ở gần mẹ để mẹ có thể truyền hơi ấm lại cho bé. Hơn nữa là trong quá trình thích nghi với cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là đối với những bé sinh non thiếu tháng. Sức khỏe của mẹ sau sinh cũng sẽ còn rất yếu nên mọi việc chăm sóc con sẽ nhờ cậy vào mẹ cần được theo dõi tình trạng huyết áp, mạch và ra máu sản dịch đảm bảo sức khỏe. Những khó chịu thường gặp của mẹ sau khi sinh Sự thu hồi của tử cung: Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung sẽ co hồi thành một khối cầu an toàn. Ngày đầu sau sinh ở mẹ, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm. Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi về nhỏ đủ để nằm gọn trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú. Nên mẹ không phải lo lắng vì tử cung thu lại do cơ địa và lần sinh của mỗi người. Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường. Chảy máu: Hiện tượng chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào từ 2-6 tuần sau khi sinh. Có thể ngưng nhanh hơn nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ. Chất sản dịch màu đỏ tươi có thể sẽ ra nhiều lúc đầu, nhưng qua ngày kế tiếp chất này sẽ giảm đi và dần dần chuyển sang màu nâu nhạt. Thường dịch bài tiết này sẽ tiếp tục ra cho đến kỳ kinh đầu tiên. Mẹ cần làm là dùng những tấm lót băng vệ sinh thấm chất dịch tiết ra, không nên dùng băng vệ sinh bên trong âm đạo có thể gây nhiễm trùng. Vết khâu tầng sinh môn: Trường hợp tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì được may lại. Vết khâu tầng sinh môn cần được kiểm tra và bôi thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón... Kháng sinh thường được bác sĩ cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sanh. Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 Chăm sóc vú sau sinh [caption id="attachment_2171" align="alignnone" width="800"] Chăm sóc vú sau sinh[/caption] Một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc mẹ bầu sau sinh là việc động viên mẹ cho con bú. Mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc cho con bú như tránh đầu vú tụt, tắc tia sữa,… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Mẹ nên tập cho con bú theo cữ, và bắt đầu ngay sau sinh. Tùy điều kiện của mẹ mà có thể cho con bú sữa cho tới khi bé 1 – 2 tuổi. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ phải dùng thuốc điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thể qua đường sữa mẹ tới con, gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Trước khi cho bé bú, mẹ cần lau sạch vú. Mẹ nên cho bé bú hết sữa trong vú. Nếu không hết thì phải vắt ra để vú tiếp tục sản xuất sữa. Một vấn đề quan trọng không kém là cho bé ngậm vú đúng cách. Cách ngậm đúng như sau: Miệng bé há, cằm chạm vào bầu vú mẹ. Môi dưới đưa ra ngoài. Núm vú mẹ không che mũi bé làm bé ngạt. Bé bú nghe tiếng nuốt. Sau khi bú bé vui vẻ, thỏa mãn. Mẹ không cảm thấy đau vú. Đặc biệt không được cho bé nằm khi bú mẹ dễ bị sặc sữa Mong rằng bằng những kinh nghiệm mà somostore chia sẻ sẽ giúp cho mẹ và bé có một cuộc sống khỏe mạnh và an lành. Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng