Trong một số trường hợp trẻ sinh trước thời gian dự kiến, lúc này mẹ cần thận trọng trong việc chăm sóc trẻ. Bởi phải chăm sóc trẻ sinh non bằng phương pháp phù hợp thì bé mới phát triển một cách đều đặn và mạnh khỏe. Hãy cùng với Somostore tham khảo một số cách để mẹ chăm sóc trẻ sinh non tại nhà tốt hơn nhé. Mong rằng những chia sẻ của Somostore sẽ một phần giúp được bé phát triển toàn diện. Trẻ sinh non có ảnh hưởng gì [caption id="attachment_1066" align="alignnone" width="800"] Trẻ sinh non có ảnh hưởng gì[/caption] Trẻ con sinh non cần phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây bệnh hơn trẻ em sinh đủ tháng. Để mẹ có thể hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ em sinh non như thế nào thì hãy cùng somostore tìm hiểu nhé. Trẻ bị nhẹ cân, thiếu cân nặng. Trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của cơ thể sau này. Trẻ sinh non dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,... Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ là yếu. Do đó, trẻ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Một số trẻ có thể gặp vấn đề, bệnh lý về võng mạc do trẻ sinh sơn, võng mạc mắt chưa được phát triển hoàn thiện. Trẻ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về thần kinh như vận động chậm, chậm phát triển về ngôn ngữ, ý thức và hành vi sau này. Trong một vài trường hợp sinh non quá sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà [caption id="attachment_1067" align="alignnone" width="800"] Nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà[/caption] Thông thường đối với trẻ sinh non thường được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp (NICU). Sau khi bé kiểm tra sức khỏe và đáp ứng các yếu tố cần thiết bé sẽ được xuất viện về nhà. Lúc này mẹ cần chăm sóc đặc biệt cho bé hơn nữa mẹ cần học thêm các kiến thức về chăm sóc trẻ sinh non đúng cách và khoa học nhất. Thông tin dưới đây chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề bố mẹ có thể áp dụng và tham khảo: Thường xuyên theo dõi trẻ nhỏ: Trẻ sinh non thường thích nghi với môi trường xung quanh chậm hơn so với trẻ được sinh ra bình thường. Do đó khi chăm sóc trẻ tại nhà mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé như về giấc ngủ, hơi thở, màu da,...Trong trường hợp mẹ thấy bé có biểu hiện lạ mẹ cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám. Cho bé ăn [caption id="attachment_1068" align="alignnone" width="800"] Cho bé ăn[/caption] Trẻ sinh non nên được cho ăn vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi tròn sữa của mẹ có các dưỡng chất kèm theo đó là một số loại vitamin rất tốt cho bé như vitamin E,C,D,K,B1,... giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Khi trẻ đã ổn định và có thể chăm sóc bé tại nhà. Mỗi ngày mẹ lên cho bé ăn lượng sữa từ 120 - 160 ml/kg cân nặng. Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ trong ngày, có thể từ 8 - 12 ngày. Chế độ ngủ cho bé [caption id="attachment_1069" align="alignnone" width="800"] Chế độ ngủ cho bé[/caption] Khi chăm sóc trẻ sinh non, bố mẹ cần quan tâm tới thời gian ngủ của bé. Trẻ cần được ngủ ngon và yên tĩnh, mỗi ngày từ 16 - 20 giờ để có thể tăng trưởng tốt nhất. Nếu trẻ ngủ quá lâu, quá 4 giờ cho một giấc ngủ thì bố mẹ cần đánh thức bé dậy và cho bé bú sữa. Khi cho bé ngủ, bố mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau: Trẻ sinh non không nên nằm sấp mà cần nằm ngửa khi ngủ. Không mặc quá nhiều đồ hoặc sử dụng quần áo quá chật dành cho bé. Trẻ nên được nằm ngủ riêng trong nôi là tốt nhất. Tấm nệm nằm của bé không nên quá mềm hoặc quá cứng, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ khiến bé mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi Xem thêm: Tắm cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ? Cách tắm cho trẻ sơ sinh Tiêm phòng cho trẻ tránh tác nhân gây bệnh Đặc biệt với một số trẻ sinh non, hệ miễn dịch của bé còn rất yếu và cơ thể của bé chưa hoàn thiện tránh các tác nhân gây bệnh bên ngoài môi trường. Do đó việc tiêm phòng cho bé là điều bắt buộc. Với trẻ nhỏ mũi đầu tiên bé cần phải tiêm đó là viêm gan B và lao. Trẻ sinh non trên 2000 gram sẽ được tiêm hay khi xuất viện. Với trẻ có trọng lượng nhỏ hơn 2000 gram, mũi tiêm sẽ được thực hiện khi bé đạt 2 tháng tuổi. Các lưu ý khác Quan tâm tới nhiệt độ trong phòng của bé. Không nên để quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh không gian sống. Hạn chế sự tiếp xúc của nhiều người bởi trẻ sinh non thường rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Sử dụng phương pháp da kề da giữa trẻ và bố mẹ Hãy xem thêm các kiến thức hay tại chuyên mục góc của mẹ, mẹ nhé. Mong rằng một số kinh nghiệm mà somostore chia sẻ giúp cho bé phát triển khỏe mạnh.