Mâm cơm hàng ngày của người Việt nói chung và mâm cỗ Tết nói riêng là sự kết hợp hài hòa giữa các vị chua - cay - mặn - ngọt, giữa món nguội và món nóng, giữa thịt và rau… Chính vì thế, các món dưa muối ra đời để trung hòa vị giác của mỗi người sau khi thưởng thức các món mặn hoặc các món nhiều dầu mỡ. Tết này, mẹ hãy học ngay công thức làm các loại dưa muối khác nhau dưới đây, vừa ngon miệng lại vừa đảm bảo vệ sinh mẹ nhé! Cách làm cải bẹ muối Cải bẹ là loại rau thường được các mẹ lựa chọn làm nguyên liệu cho món dưa chua ngày Tết. Với cách làm đơn giản, cải bẹ muối xong luôn chua vừa ăn, có màu vàng đẹp mắt, không nổi váng mà lại thơm, giòn ngon, kích thích vị giác. Nguyên liệu: Dưa cải Muối, đường Nước ấm Cách làm: Bước 1: Cải mua về tách bẹ, cắt khúc 3 - 4cm, rửa sạch bụi bẩn. Bước 2: Dàn cải ra 1 cái khay có lỗ hoặc rổ lớn, mang ra nắng phơi cho cải ỉu mềm. Nếu không có khay rổ, có thể dùng mâm bình thường và lót 3 lớp giấy báo lên mâm rồi mới trải cải vào. Bước 3: Cho nước ấm vào 1 cái thau hoặc nồi. Cho muối + đường vào. Khuấy tan hết gia vị, nếm thử nước có vị lờ lợ là được. Ở bước này nếu muốn nhanh chua thì có thể cho thêm giấm gạo hoặc nước ngâm cải chua (nước cái) vào. Bước 4: Xếp cải vào hũ, sau đó đổ nước đã khuấy vào cùng. Bước 5: Dùng chén hoặc đũa chèn miệng hũ cải, sao cho cải phải ngập dưới nước hoàn toàn. Nếu không ngập trong nước, cải sẽ bị nổi váng và hỏng. Đậy nấp kín lọ hoăc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng hũ dưa cải. Ngâm khoảng 3 - 4 ngày là được (tùy thời tiết, nếu trời nóng cải sẽ mau chua hơn so với trời lạnh). Cách làm ngồng cải muối Ngồng cải muối không chua gắt như cải bẹ muối, mà có vị chua ngọt thanh nhẹ, có thể làm món khai vị và hợp ăn kèm với nhiều loại món khác nhau trong ngày Tết. Nguyên liệu: Ngồng cải Cà rốt Ớt sừng Đường, muối Cách làm: Bước 1: Ngồng cải bỏ bớt phần lá, rửa sạch, để ráo. Thái thành những lát mỏng, dài. Cà rốt cạo vỏ, thái thành những khoanh tròn dày cỡ 3mm. Ớt cắt lát. Bước 2: Đổ ngồng cải và cà rốt ra một chiếc rổ sạch, hong gió tầm vài tiếng cho se và héo bớt. Bước 3: Pha hỗn hợp gồm: 1 lít nước, 3 thìa canh muối hạt, 1 thìa đường. Có thể nêm nếm điều chỉnh lại theo khẩu vị. Cho lên bếp đun sôi sau đó để thật nguội. Bước 4: Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, lau thật khô, xếp ngồng cải, cà rốt và đổ hỗn hợp trên vào, dùng đĩa sứ hoặc vật nặng đề lên dưa nén xuống. Sau 2 - 3 ngày, dưa chuyển sang màu vàng là có thể ăn được. Cách làm củ kiệu muối Nói đến củ kiệu là ai cũng sẽ nghĩ ngay đến ngày Tết. Đặc biệt, trong mâm cỗ Tết của người miền Trung, miền Nam thường không thể vắng mặt món dưa củ kiệu. Thay vì mua củ kiệu làm sẵn, mẹ có thể tự tay chuẩn bị món ăn này cho cả nhà, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu: Củ kiệu Cà rốt Ớt Đường Vôi bột, phèn chua Nước tro tàu Cách làm: Bước 1: Củ kiệu mua về ngâm với nước tro tàu qua đêm rồi vớt ra để ráo nước. Tiếp tục ngâm kiệu với nước phèn chua (theo tỉ lệ 1 thìa canh phèn chua pha với 1 lít nước ấm) rồi để ngoài nắng khoảng 4 tiếng. Bước 2: Vớt kiệu ra, cắt bỏ rễ, lột lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm vào nước vôi trong (1 thìa canh vôi trắng pha với 1 lít nước để lắng lấy nước trong) trong khoảng 2 tiếng. Sau đó vớt ra và phơi kiệu ngoài nắng cho đến khi hơi héo bề mặt là được. Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa. Sau đó cũng đem phơi ngoài nắng đến khi hơi héo bề mặt giống kiệu. Bước 4: Cho cà rốt, củ kiệu vào hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa theo công thức một lớp kiệu, cà rốt, ớt trái, một lớp đường. Đậy kín nắp lại để ngoài nắng, kiệu tự lên men. Sau khoảng một tuần là có thể ăn được. Cách làm bắp cải muối Bắp cải muối là loại món muối chua ngọt không còn xa lạ gì với nhiều gia đình. Thay vì nấu canh, xào, cách muối chua ngọt làm cho bắp cải có vị cay nhẹ, chua chua, thấm đậm gia vị vào từng sợi bắp cải. Cách làm bắp cải muối cũng đơn giản và ít mất thời gian hơn so với các loại dưa muối khác. Nguyên liệu: Bắp cải trắng, rau răm Ớt Nước mắm, muối, đường Cách làm: Bước 1: Bắp cải cắt thành sợi ngắn khoảng 5cm, rửa sạch với nước, để ráo. Rau răm rửa sạch, lấy phần lá, cắt nhỏ. Bước 2: Ớt sừng cắt nhỏ, bỏ hạt, cho vào chén cùng 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường trắng, khuấy đều. Bước 3: Cho hỗn hợp trên trộn đều vào bắp cải, rau răm, sau đó trút vào hũ thủy tinh/hộp nhựa. Bước 4: Cho hũ bắp cải muối vào ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm là có thể dùng với cơm. Cách làm dưa giá Nguyên liệu đơn giản, cách làm không quá khó, dưa giá chua chua dễ ăn, hơi cay cay, có thể ăn kèm với thịt luộc hoặc thịt kho tiêu. Dưa giá được xem là một trong những món chống ngán rất hiệu quả khi ăn kèm với bánh chưng, bánh tét. Nguyên liệu: Giá Hẹ Cà rốt Ớt, tỏi Đường, giấm, muối Cách làm: Bước 1: Cà rốt thái sợi rồi mang đi rửa. Để giá, hẹ, cà rốt sau khi rửa lên rổ cho ráo nước. Bước 2: Tỏi thái nhỏ. Ớt thái chỉ. Hẹ thái nhỏ. Bước 3: Pha ba muỗng canh đường, hai muỗng nhỏ muối, một muỗng nhỏ giấm và bốn muỗng canh nước lọc, khuấy để đường tan. Nêm hơi chua chua ngọt ngọt là vừa. Bước 4: Trộn cà rốt, hẹ, giá vào với nhau. Xếp hỗn hợp giá và hẹ vào hủ thủy tinh sạch, chế hỗn hợp nước giấm pha vào. Bước 5: Nếu hỗn hợp nước giấm chưa đủ để ngập mặt giá, pha thêm ít nước lọc vào. Đậy kín nắp, để nơi thoáng, khoảng 1 ngày là dùng được. *** Ngoài các loại dưa muối phổ biến trên, mẹ có công thức muối dưa nào ngon thì hãy chia sẻ ngay với MamiBuy để các mẹ khác cùng học tập nhé!