Khi ngày dự sinh càng đến gần, mẹ bầu càng hồi hộp và lo lắng. Do đó, để tránh rơi vào tình cảnh lúng túng khi chuyển dạ bất ngờ hoặc quá lo lắng, mẹ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cũng như một vài dấu hiệu bà bầu sắp sinh trước 1 tuần để mẹ có sự chuẩn bị chu đáo, đồng thời chủ động hơn trong việc chào đón con yêu. 5 dấu hiệu nhận biết bà bầu sắp sinh trước 1 tuần Khi chuẩn bị “vỡ chumg”, cơ thể của mẹ bầu thường xuất hiện những dấu hiệu khá đặc trưng. Do đó, nếu như gặp phải những biểu hiện sau đây, chị em nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón con yêu ra đời. Ngừng tăng cân: Vào cuối thai kỳ cân nặng của mẹ thường ổn định hoặc thậm chí mẹ có thể bị sụt cân. Tuy nhiên mẹ không cần lo lắng, vì điều này không gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Lý do là thai sắp đủ ngày, lượng nước ối trong bào thai giảm dần và chuyển bị cho sự chuyển dạ sắp xảy ra nên vòng bụng của mẹ nhỏ lại và cân nặng cũng bị sụt theo. (Xem thêm: phù chân có phải sắp sinh không) Buồn tiểu liên tục: Vào những ngày cuối của thai kỳ, đầu thai nhi di chuyển lọt xuống khung chậu, gây áp lực lên bàng quang và trực tràng, khiến mẹ muốn đi tiểu và đại tiện nhiều hơn. Kèm theo đó, mẹ còn có thể bị són tiểu và són phân. Tuy nhiên dấu hiệu này chỉ xảy ra với các bé có hiện tượng xoay đầu để chuẩn bị sinh thuận theo ngả âm đạo, còn các bé có “ngôi ngược” thì không có hiện tượng này. Cơn gò tử cung rải rác: Từ tuần 20 của thai kỳ, mẹ bầu đã cảm nhận được những cơn gò tử cung ở mật thưa thớt. Đó là những dấu hiệu chuyển dạ giả, được nhận biết là cơn gồng cơ lan tỏa khắp bụng, đôi khi khiến sản phụ đau nhẹ hay chỉ là cảm giác trằn trọc đơn thuần. Tuy nhiên từ tuần 37 trở đi, những cơn gò trở nên mạnh hơn, xuất hiện ngày một nhiều hơn và không có tần suất nhất định, thường dưới một cơn trong một giờ. Khi các cơn co thắt bắt đầu xảy ra sau mỗi 4 đến 5 phút, mẹ có thể chuyển dạ trong vòng 1 đến 2 ngày. Đau lưng hoặc đau trằn bụng: Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp vùng chậu giãn ra, các dây chằng mềm hơn giúp đường kính khung chậu của mẹ trở nên rộng hơn, tạo điều kiện cho thai nhi dễ dàng lọt xuống. Đặc biệt khi di chuyển nhiều, mẹ sẽ thấy rõ cơn đau trằn bụng dưới hoặc ngồi lâu sẽ thấy bị đau lưng. Sưng nề vùng kín: Do sự tác động của bào thai và thay đổi nội tiết, các mạch máu nuôi dưỡng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo trở nên giãn nở, khiến lưu lượng máu đến vùng kín nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự sưng nề vùng kín, đồng thời làm giãn nở ống âm đạo, giúp cho quá trình sinh thường được thuận lợi. >>Xem thêm: bà bầu nên uống canxi dạng nước hay viên Lời khuyên cho mẹ bầu sắp sinh trước 1 tuần Trên thực tế, ngày dự sinh chỉ là dự kiến và rất nhiều trường hợp sinh con không đúng với dự kiến. Do đó, giai đoạn gần sinh mẹ bầu đừng lo lắng quá mà hãy lưu ý những việc sau đây: Mẹ bầu nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Thai nhi tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối của thai kỳ sẽ tạo ra những áp lực nhất định, làm tăng nguy cơ táo bón. Do đó, việc bổ sung chất xơ là rất cần thiết với mẹ bầu. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như ngô, gạo lứt, khoai lang, rau củ, trái cây,… Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều canxi: Giúp thai nhi phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh và giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng loãng xương. Mẹ có thể bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, các loại hạt hoặc từ viên uống bổ sung canxi,.. Bổ sung đầy đủ sắt canxi cho bà bầu: Bên cạnh bổ sung canxi, mẹ cũng cần bổ sung thêm sắt để tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể làm tăng nguy cơ khó sinh. Đồng thời để tránh nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở mẹ sau sinh. (Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu) Dành thời gian nghỉ ngơi: Thời điểm sắp sinh, mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi và hạn chế việc nặng. Mẹ lưu ý không thức quá 22 giờ và không nên xem phim quá 2 tiếng. Thay vào đó, mẹ có thể đọc sách, nấu ăn, đi bộ nhẹ nhàng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như lưu ý gần ngày sinh không nên ăn gì để cơ thể mẹ khỏe mạnh, giữ sức vượt cạn thành công. Chú ý tư thế nằm: Mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực từ tử cung vào động mạch chủ, đồng thời máu giúp tuần hoàn tốt hơn. Chú ý cử động của thai nhi: Thông thường cứ hai giờ thai nhi sẽ cử động. Khi mẹ ngủ, thai nhi cũng ngủ theo và ngược lại. Do đó, nếu một ngày thai nhi cử động ít hơn 5 lần, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra tình hình của thai nhi. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt Bạn có thể sẽ gặp phải hầu hết các dấu hiệu ở trên nhưng vẫn chưa đến thời điểm chuyển dạ thật sự. Do đó, khoảng thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh đến khi sinh nở thật sự sẽ khác nhau ở từng người. Mẹ hãy áp dụng những bí quyết trên và có một thai kỳ mạnh khỏe, con sinh ra thông minh và phát triển.