Nếu như các mẹ biết khảo sát đã cho thấy cứ 4 trẻ dưới 3 tuổi thì có đến 3 trẻ có bị viêm tai giữa thì mẹ sẽ thấy bình tĩnh hơn khi đối mặt với căn bệnh này. Vậy viêm tai giữa điều trị như thế nào? Có phải cứ viêm tai giữa là phải dùng kháng sinh không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! Viêm tai giữa là gì? Bình thường, khi thấy bác sĩ chẩn đoán bệnh của con là viêm tai giữa, các mẹ thường có tâm lý khá lo lắng. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu đúng về căn bệnh thường gặp ở trẻ này. Viêm tai giữa là khu vực lớp niêm mạc lót trong tai giữa bị viêm, khu vực hõm nhĩ có dịch. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ bị vấn đề về mũi họng. Khi đó virus hoặc vi khuẩn di chuyển từ vòm họng lên tai giữa theo vòi nhĩ lên tai giữa theo dịch mũi. Viêm tai giữa có thể làm giảm thính lực ở trẻ, bệnh nặng hơn có thể gây mất khả năng nghe hoàn toàn dẫn đến điếc. Trong thời gian viêm tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, lượng dịch hoặc mủ gây áp lực lên màng nhĩ có thể gây thủng màng nhĩ để dịch mủ tràn ra ngoài. Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa đó chính là viêm xương chũm (một phần hộp sọ và thái dương). Bệnh nhân có thể gặp rủi ro về tính mạng do biến chứng nội sọ như áp xe não hay viêm màng não. Tại sao trẻ nhỏ hay mắc viêm tai giữa? Có hai nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Đó là do cấu tạo tai mũi họng và sức đề kháng của trẻ. Đối với người lớn, vòi tai sẽ dốc và dài hơn trong khi với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, cấu trúc vòi nhĩ nằm ngang và ngắn hơn so với người lớn, sụn vòi nhĩ mềm, dễ xẹp nên khả năng bị ứ dịch ở tai giữa cao. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 7 tuổi chưa hoàn thiện hẳn nên nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn. Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa Trẻ lớn có thể chỉ vào tai hoặc kêu đau tai, trẻ nhỏ có thể có phản ứng kéo giật mạnh tại, quấy khóc hơn bình thường do lượng dịch ứ đọng trong tai, gây áp lực lên màng nhĩ. Trẻ có thể biếng ăn hoặc khó ngủ do sự thay đổi áp suất trong tai giữa khi nhai hay bú Trẻ không phản ứng lại với những âm thanh nhỏ, nói to hơn do dịch trong tai hạn chế sự truyền âm thanh đến tai trẻ. Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên nên có thể thấy triệu chứng của ho, chảy nước mũi … Điều trị viêm tai giữa Hiện tại, có 2 phương pháp chủ yếu đó chính là sử dụng “nút chờ” và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa. Việc sử dụng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé. 1. Đối với các bé bị viêm tai ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Khánh sinh không có tác dụng với các trường hợp viêm do virus. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cho điều trị bệnh bằng thuốc giảm viêm, giảm ho và chăm sóc vệ sinh tai mũi họng đúng cách tại nhà. Sử dụng “nút chờ” trong điều trị viêm tai giữa cần theo dõi liên tục từ bác sĩ để tránh tình trạng viêm do virus nhưng bị bội nhiễm. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bố mẹ bé tái khám 3 đến 5 ngày một lần. 2. Đối với các trường hợp viêm được xác định do tác nhân vi khuẩn hoặc virus bị bội nhiễm thì việc sử dụng kháng sinh điều trị là bất khả kháng. Bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh của bé sẽ kê loại kháng sinh phù hợp với liều lượng tương đương mức độ bệnh. Để đánh giá chính xác nhất về mức độ viêm tai giữa của bé, các mẹ nên cho con đi khám nội soi tai mũi họng để thấy rõ tình trạng bệnh của con. Khi nghi ngờ con có các vấn đề về tai, mẹ nên khám nội soi thay vì đến những phòng khám dùng đèn soi tai vì rất nhiều trường hợp đèn soi không thấy rõ được phần tai giữa sâu phía trong bị sưng phồng. Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và không phải cứ sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh là một điều đáng sợ các mẹ ạ! Chỉ khi kháng sinh bị lạm dụng, bị sử dụng sai liều, sai loại thì mơi dẫn đến những hậu quả do vi khuẩn kháng thuốc sau này. Các mẹ hãy là những bà mẹ thông thái khi lựa chọn cùng bác sĩ cách điều trị bệnh cho con hợp lý, hiệu quả nhé!