Ăn dặm mà một giai đoạn chuyển tiếp của bé từ việc ăn sữa hoàn toàn sang việc tiếp nhận them một loại thức ăn khác để cung cấp chất dinh dưỡng trong cơ thể. Trong giai đoạn này, không phải bé nào cũng luôn há miệng ăn thun thút như một chú chim non mà đôi khi mẹ và bé cũng gặp khá nhiều vấn đề đấy! Bé đùn đẩy đồ ăn Hành động của bé: Trong giai đoạn đầu ăn dặm, con dung lưỡi đùn đẩy thức ăn ra ngoài Đọc vị tín hiệu của bé: Đây là một thói quen hết sức bình thường của bé khi bắt đầu ăn dặm. Trẻ sơ sinh có xu hướng đẩy lưỡi một cách bản năng để tránh các bị hóc. Để giúp bé làm quen với việc ăn dặm, các mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm mềm mịn và trộn thêm sữa vào. Việc này sẽ giúp bé thấy đồ ăn có vị thân thuộc hơn. Khi cho bé ăn, mẹ nên lấy lượng đồ ăn nhỏ ở đầu thìa. Bé sẽ mất một vài lần đùn đẩy thức ăn trước khi quen được với việc tiếp nhận đồ ăn. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé! Nếu bé vẫn chưa sẵn sàng, mẹ có thể dừng việc ăn dặm một vài ngày rồi bắt đầu lại. Bé tránh thức ăn Hành động của bé: Khi bạn giới thiệu một món ăn cho bé, bé nhất định mím miệng không ăn, đầu lắc quầy quậy và thậm chí có xu hướng hét lên khi ăn thì bạn nên làm gì? Đọc vị tín hiệu của bé: Hành động này của bé chứng tỏ bé chưa có tâm trạng cho việc ăn uống. Cách né tránh thìa là cách duy nhất bé có thể làm cho mẹ biết là bé không muốn. Trong trường hợp này, mẹ nên tìm hiểu lý do tại sao bé không muốn ăn. Liệu có phải bé đang có vấn đề về sức khỏe? Xung quanh bé có nhiều yếu tố gây mất tập trung trong việc ăn uống? Món ăn không phù hợp với khẩu vị của bé?... Khi xác định được đúng nguyên nhân cho hành vi của bé, bạn sẽ dễ điều chỉnh lại việc ăn uống của con cho phù hợp. Ví dụ, nếu bé ốm mệt, mẹ có thể cho con ti sữa bù cho lượng đồ ăn dặm con từ chối. Nếu nguyên nhân do bé mất tập trung, mẹ có thể cho bé ra khỏi ghế ăn một chút, loại bỏ tác nhân làm con mất tập trung và bắt đầu cho ăn lại. Còn nếu đồ ăn không hộ khẩu vị của bé thì mẹ nên đổi món cho con nhé! Bé nhăn mặt Hành động của bé: Bé ăn một miếng sau đó mặt nhăn lại Đọc vị tín hiệu của bé: Nếu nói được, bé sẽ nói với mẹ là “Món này con thấy dở lắm mẹ ạ”. Việc cần làm của mẹ lúc này là dừng lại, không ép bé ăn nữa. Bé có thể chưa quen với vị hay độ thô của món ăn mà mẹ giới thiệu. Một bé có thể mất đến 15 lần để làm quen với vị của một món ăn nên mẹ có thể thử lại món này sau nhé! Bé nhét tay vào miệng Hành động của bé: Bé đang ăn thì dừng lại và đút tay vào miệng Đọc vị tín hiệu của bé: Thông thường, hành động này thường diễn ra khi bé đã bắt đầu qua cơn đói, đã ăn được lửng dạ và muốn rời khỏi ghế ăn để chơi. Nếu bé cho ngón tay vào trong miếng như muốn móc đồ ăn ra thì có thể bé chưa nghiền nát được đồ ăn có độ thô lớn nên thức ăn vướng trong khoang miệng. Nếu bé dùng nắm tay chà qua chà lại ở miệng, có thể bé đang cảm thấy ngứa lợi khi sắp mọc răng đó mẹ. Mẹ có thể dừng lại một chút, nói chuyện với bé và giúp bé lau sạch tay, sau đó cho bé ăn tiếp. Nếu bé lặp lại hành động này nhiều lần, mẹ có thể dừng bữa ăn lại nhé! Có thể những vấn đề khi ăn dặm này của bé sẽ làm cho mẹ lo lắng khi con không ăn được nhiều. Nhưng mẹ yên tâm nhé, trước 1 tuổi, “ăn dặm” chỉ có ý nghĩa là dặm thêm, thức ăn chính của con vẫn là sữa. Mẹ đừng quá căng thẳng nhé! Bữa ăn của con vui vẻ thì con hấp thụ được nhiều hơn việc cố gắng ép con ăn đó mẹ ạ!