Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì? Tại sao chỉ số EQ lại được nhắc đến nhiều khi đánh giá con người bên cạnh IQ (chỉ số thông minh)? Vai trò và tầm quan trọng của chỉ số EQ là gì? Ba mẹ cần làm gì để đánh thức trí tuệ cảm xúc ở trẻ? Trí tuệ cảm xúc đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi con người. Trí thông minh cảm xúc (EQ) được chứng minh là góp phần vào thành công trong tương lai của trẻ. Do đó, ba mẹ cần nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con trẻ ngay từ khi còn bé. Hãy cùng Olisure khám phá cách đánh thức trí tuệ cảm xúc để giúp con phát triển toàn diện hơn nhé! Trí tuệ cảm xúc (EQ) là gì? EQ là viết tắt của Emotional Quotient, nghĩa là chỉ số trí tuệ cảm xúc con người. Những người có EQ cao thường có khả năng nhìn nhận, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người rất tốt. Trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con nhỏ, các mẹ chắc hẳn sẽ gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười của con trẻ. Sự thay đổi cảm xúc liên tục trong thời gian ngắn khiến mẹ mệt mỏi, không biết phải làm sao. Nhưng đây chính là thế giới cảm xúc của các con. Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với trẻ nhỏ Trong thời gian 2 năm mới chào đời, con sẽ cảm thấy choáng ngợp, chưa thích ứng được với những việc phức tạp như nhận biết và thấu hiểu cảm xúc. Vì vậy, ba mẹ cần có những cách giáo dục phù hợp để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc tốt hơn. 7 bước giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc Trí thông minh cảm xúc (EQ) cao thể hiện người đó hiểu rõ bản thân mình cũng như thấu hiểu mọi người xung quanh. Vì thế, người có EQ cao thường dễ thích nghi, dễ hội nhập với tập thể và nhận được sự hợp tác dễ dàng hơn từ mọi người. Trí tuệ cảm xúc có được một phần là do bẩm sinh nhưng phần lớn là chịu tác động từ việc giáo dục và rèn luyện hàng ngày. Rèn luyện cảm xúc cần phải được thực hiện liên tục, ngày qua ngày, trải nghiệm từ những tình huống ứng xử với các mối quan hệ khác nhau cũng như cách bản thân xử lý vấn đề cá nhân. Ba mẹ cùng con phát triển trí tuệ cảm xúc Việc nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh cảm xúc sẽ ngày càng phức tạp khi con trẻ lớn lên. Vì vậy, Olisure gợi ý ba mẹ 7 bước đánh thức trí tuệ cảm xúc của con một cách lành mạnh và đơn giản nhất như sau: Giúp con tìm hiểu cảm xúc là gì? Việc đầu tiên trong học cách đối mặt với cảm xúc của bản thân là nhận biết và gọi tên được cảm xúc. Ba mẹ có thể thông qua việc đọc sách hoặc xem phim hoạt hình cùng con để con dễ hình dung cảm xúc của các nhân vật. Hãy cùng con trò chuyện về những điều nhân vật đang gặp phải như “Khi bị Cám trút hết tép, Tấm ngồi bưng mặt khóc huhu”, “ Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con nhà Cám”. Tất cả các thông tin này đều có giá trị lớn giúp trẻ có những hình dung ban đầu về cảm xúc. Giúp con hiểu cảm xúc của bản thân Ba mẹ có thể hướng dẫn hoặc làm mẫu cho con một số hành động để bé hiểu cảm xúc đó là gì và tại sao lại cảm thấy như vậy. Chẳng hạn như khi thấy ông bà nội đến chơi, mẹ sẽ vui mừng nhìn ông bà và con cười và nói “Ông bà đến thăm con yêu này”. Từ đó, bé sẽ hiểu được cảm xúc “vui” là gì và cách biểu hiện khi vui như thế nào. Ba mẹ giúp con hiểu cảm xúc bản thân Thể hiện cảm xúc không hề xấu Việc xuất hiện những cảm xúc khác nhau ở trẻ không hề xấu. Có những lúc con cảm thấy tức giận, không nghe lời mẹ, có những hành động thể hiện sự bất mãn. Những lúc như vậy mẹ nên cho bé biết rằng bé bộc lộ cảm xúc của mình là không sai nhưng hành vi của bé là chưa đúng. Trong tương lai, điều này sẽ hình thành lên trí tuệ cảm xúc cho bé, dạy cho bé biết rằng chúng ta không thể kiểm soát những cảm xúc đến bất chợt nhưng chúng ta có thể kiềm chế và thay đổi cách thể hiện cảm xúc ấy. Việc thể hiện cảm xúc của bản thân không hề xấu Đối mặt với cảm xúc tiêu cực Khi còn nhỏ, đối với những cảm xúc tiêu cực các bé thường phản ứng rất dữ dội. Chẳng hạn như bé sẽ đánh hoặc cắn các bạn xung quanh khi bé cảm thấy tức giận. Đối với những cảm xúc tiêu cực như vậy, ba mẹ hãy dạy con sự kiềm chế, chỉ cho con những hướng giải quyết tốt hơn. Hãy bên con và để con luôn cảm giác được chia sẻ, được tâm sự với ba mẹ, có thể nói “Mẹ ơi, con đang rất buồn, giận” thay vì hành động tiêu cực như quấy phá, cắn bạn. Ba mẹ cũng nên nhớ rằng cách xử lý cảm xúc tiêu cực của ba mẹ cũng ảnh hưởng đến con cái rất nhiều. Đặc biệt, ba mẹ không nên cãi vã trước mặt con nhỏ, khi nóng giận ba mẹ ý thức bản thân cần bình tĩnh và đi sang phòng khác để ổn định cảm xúc. Lúc đó, con cái cũng sẽ biết được cách ba mẹ điều chỉnh cảm xúc tiêu cực. Một số cách thể hiện cảm xúc tiêu cực của con Sữa non trí não Olisure hỗ trợ phát triển trí tuệ cảm xúc Bên cạnh giáo dục, việc cung cấp các dưỡng chất giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc cũng vô cùng quan trọng. Có thể bổ sung bằng nhiều cách như thực phẩm ăn hàng ngày với đầy đủ các chất đạm, iốt, sắt. Và cách đơn giản nhất và được yêu thích nhất đó là uống sữa. Với sự tiện lợi, hấp thu nhanh và ngon miệng, sữa là sản phẩm được hầu hết các bé ưa chuộng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa non có chứa những thành phần hỗ trợ phát triển cảm xúc ở trẻ. Và một trong số đó là sữa non trí não Olisure – dòng sữa được giới chuyên gia và hàng nghìn ba mẹ Việt tin dùng. Diễn viên Cát Tường chọn Olisure là sản phẩm giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc >> Xem chi tiết: EQ là gì? 7 bước đánh thức trí tuệ cảm xúc của trẻ Theo dõi, Sữa non trí não Olisure Việt Nam để nhận được nhiều chia sẻ về kiến thức chăm sóc trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện ba mẹ nhé!