Tết xưa, Ngày xưa háo hức nhất là được nghỉ tết. Vì nghỉ tết có nghĩa là được nghỉ học, đống sách vờ xếp sang một bên, người rộn ràng hẳn lên. Ở trong nhà nhưng bạn vẫn cảm nhận được cái tết đang đến gần, vì xe cộ tấp nập hơn, ngày nào cũng thấy những đứa con xa xứ lỉnh kỉnh đồ về quê ăn tết. Nhà nhà quét sơn vội lại dãy hàng rào cho mới mẻ. Nhìn quanh ai ai cũng phơi đầy khăn màn, rèm cửa. Tết với các thanh âm rộn rã. Hòa lẫn đâu đó là tiếng nhà ai đang mổ lợn, tiếng các bà các mẹ gọi nhau hối hả đi chợ chiều 30, là một bài hát xuân nhà ai vang lên. Tết với cả gia đình sum vầy gói bánh tét, mẹ thì sên mứt, lo mổ gà chuẩn bị cũng giao thừa. Tết là niềm vui khôn tả của lũ trẻ được mang áo mới, được nhận lỳ xì. 3 ngày tết là những ngày rong ruổi hết nhà này qua nhà khác, có ăn bao nhiêu đâu mà vẫn thấy nó, đi cả ngày mà không thấy mệt. Tết là buồn tiu nghỉu vì phải ở nhà trực tiếp khác. Tết, thèm cái hương vị bánh chưng ngày xưa đến lạ lùng. Tết nay, Cuộc sống khá giả hơn cũng khiến con người thoải mái hơn. Tết chỉ lo thiếu tiền chứ ra chợ chả thiếu gì. Nhà nhà mua hoa, mua bánh chưng, mứt kẹo. Tụi nhỏ cũng háo hức lắm vì chủ yếu tết là tụi nó được nghỉ học chứ quần áo và mứt kẹo đối với chúng nó chả khi nào thiếu. Tết bữa nay vơi bớt người đến nhà vì thanh niên thì cafe, rạp phim hết ngày. Tết ngày nay nhiều màu sắc và no đủ hơn. Ấy cũng là niềm vui chung là tất cả gia đình việt. Tết xưa hay nay điều qyan trọng nhất vẫn là gia đình sum vầy bên nhau. Bỏ lại hết những cái không được, bỏ lại hết buồn phiền, vui vẻ đón chờ 1 năm mới bình an và hạnh phúc. Chúc mừng năm mới!