Nhiều chị em khi mang thai nhận thấy làn da thay đổi rõ rệt trong đó xuất hiện nám là tình trạng rất phổ biến. Làn da của mẹ bắt đầu có những đốm tròn tối màu hoặc mảng da nám nâu hơi sậm màu nhất là ở vùng da mặt. Tuy nhiên nguyên nhân gây nám da trong thai kỳ thì không phải mẹ nào cũng biết. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nám da khi mang thai và cách chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả nhất giúp xua tan nỗi lo lắng của nhiều chị em trong thai kỳ. Nguyên nhân gây nám da khi mang thai 50-70% bà bầu bị nám khi mang thai. Tình trạng này còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ” với những đặc điểm như những vùng da tối màu đối xứng thường xuất hiện trên má, vùng da môi trên, trán và cằm, gần giống như một chiếc mặt nạ. Mẹ bầu có thể bị nám da do những nguyên nhân sau: Nguyên nhân từ bên trong cơ thể: Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể mẹ tăng cao làm tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da. Đây là nguyên nhân mẹ bầu nào cũng gặp phải và mức độ nám nặng hay nhẹ tùy vào nồng độ hormone của mỗi mẹ. Nguyên nhân từ bên ngoài: Chăm sóc da không đúng cách, là da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng khiến chị em bị nám trong thai kỳ. Tình trạng nám có thể phát triển nhanh và nhiều hơn nếu mẹ vẫn tiếp tục tiếp xúc với nắng. Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nám khi mang thai. Những mẹ có bố mẹ bị nám da sẽ có nguy cơ bị nám nhiều hơn và sẽ biểu hiện rõ rệt vào thời gian mẹ mang thai. >>Xem thêm: viên sắt dành cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt Cách khắc phục nám da khi mang thai an toàn hiệu quả Chữa trị nám khi mang thai tuy là nhu cầu của phái đẹp, nhưng thật sự chúng ta không nên thực hiện trước khi sinh em bé. Sự kiên nhẫn là điều bạn cần trong lúc này. Làn da có thể trị hết nám, phục hồi lại vẻ đẹp bởi các biện pháp hiện đại. Nhưng sức khỏe thai nhi vẫn là quan trọng nhất. Mẹ có thể kết hợp những cách dưỡng da khi mang thai dưới đây cũng có thể giúp làn da tươi sáng hơn, hạn chế nám lan rộng. Mẹ bầu nên ăn thêm thực phẩm giàu vitamin C, E và chất chống oxy để nuôi dưỡng làn da. Bên cạnh đó, duy trì bổ sung sắt, canxi, DHA cho bà bầu bầu cũng giúp mẹ luôn có thai kỳ khỏe mạnh. Đủ chất, thai kì khỏe cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da mẹ bầu! Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày giúp nám không bị lan rộng. Mẹ nên dùng thường xuyên ngay cả khi trời không nắng và duy trì bôi lại vào ban ngày nếu mẹ ở ngoài trời, khoảng cách giữa các lần là 2 giờ. Che chắn kĩ cơ thể trước khi ra ngoài nắng các mẹ nhé. Mẹ có thể sử dùng mũ rộng vành, khẩu trang để bảo vệ da mặt. Sử dụng thêm găng tay, tất để bảo vệ da tay chân đồng thời mặc quần áo dài tay nhé. Hạn chế thời gian ở ngoài khi trời nắng to, đặc biệt là trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đây là thời điểm cường độ nắng cao nhất cùng với các tia tử ngoại (UV) có thể phá huỷ làn da của mẹ, ngoài ra còn khiến mẹ ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi. Đắp mặt nạ khoai tây giúp trị nám, sáng da. Mẹ đem khoai tây rửa sạch, luộc chín nhừ rồi nghiền mịn. Bọc khoai tây đã nghiền mịn vào lớp khăn mỏng và đắp lên mặt. Sau 15 phút rửa mặt thật sạch với nước. Mặt nạ này có thể sử dụng một tuần 3 lần các mẹ nhé. Đắp mặt nạ cà chua giúp nhỏ lỗ chân lông, trị nám. Cà chua chứa nhiều vitamin A, C, làm cho làn da thêm hồng hào. Mẹ có thể nghiền nhuyễn hoặc thái lát cà chua để đắp lên mặt. Hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại, máy tính, tivi. Những loại ánh sáng này có thể khiến da bị xạm, xỉn màu và nám nhiều hơn. Sử dụng sữa rửa mặt và kem bôi mặt lành tính, không gây kích ứng da giúp tình trạng nám được cải thiện hơn. >>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu giá bao nhiêu Hy vọng với những kiến thức về điều trị nám da trong giai đoạn thai kỳ vừa chia sẻ. Các mẹ bầu có thể tự tin hơn trong việc cải thiện tình trạng này. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và xinh đẹp!