Chùa Sắc Tứ Khải Đoan Là một trong những ngôi chùa cổ “phải” ghé qua nếu có dịp đến xứ Ban Mê các bạn nhé, chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng. Lịch Sử chùa Sắc Tứ Khải Đoan Với lịch sử dày dặn từ năm 1951 dưới sự chỉ đạo của Đoan Huy hoàng thái hậu – mẹ vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công cùng một số Phật tử phát tâm cống hiến. Ngôi chùa cũng vì thế mang tên Khải Đoan, là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Kiến trúc độc đáo giữa lòng Đại Ngàn Buôn Ma Thuột Quá trình xây dựng chùa Sắc Tứ Khải Đoan vô cùng công phu, tỉ mỉ trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2, từ trụ trì đầu tiên, cho đến phần hậu tổ, nhà giảng và chính điện. Đây cũng chính là ngôi chùa lớn nhất và cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Kiến trúc độc đáo Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc cung đình Huế cổ kính, kết hợp với phong cách nhà sàn của địa phương Tây Nguyên, và xen lẫn đâu đó nét kiến trúc hiện đại. Cổng chính thiết kế theo hướng Tây Nam, nhìn xuống Suối Đốc Học thoáng đãng, trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự”. Với mặt bằng 320m2, chùa có kiến trúc kiểu chữ Tam, trước cổng là Tam quan, giữa là Chính điện, sau là nhà hậu tổ. Trong đó, công trình chính và được đầu tư công phu nhất là chính điện, được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấ u trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế, nửa sau được xây theo lối hiện đại. Mái chùa cong cong, mang dáng dấp một mái nhà rông, nhưng lại uyển chuyển mềm mại với những đôi giao long quyện mây lướt gió. Nét kiến trúc của Sắc Tứ Khải Đoan độc đáo. Vào chùa không mất phí nhưng vì là nơi tôn nghiêm cần giữ trật tự, không ồn ào, trang phục phù hợp qua gối và đừng quên thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính khi đến nơi trang nghiêm nhé!