Phương pháp giục sinh (còn gọi là kích đẻ) thường được áp dụng khi thai nhi có hiện tượng bất thường khiến sức khỏe của mẹ và bé gặp nguy hiểm. Phương pháp này thường phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện. Nếu phát hiện ra thai nhi có hiện tượng bất thường hoặc tim ngừng đập thì nên làm gì? Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp giục sinh để giúp đưa em bé ra khỏi bụng mẹ an toàn. Trường hợp cần giục sinh có thể xảy ra ở thai nhi bất kì tuần tuổi nào, ngoài trường hợp thai nhi có hiện tượng bất thường ra thì có thể là do thai nhi đã đủ tuần tuổi nhưng mẹ vẫn chưa có dấu hiệu lâm bồn. Khi nào mẹ bầu phải tiến hành giục sinh? - Thai kì kéo dài hơn bình thường: Thông thường các mẹ sẽ mang thai từ 37 đến 42 tuần, chính vì thế khi mẹ mang thai quá 42 tuần mà vẫn chưa sinh thì lúc này bác sĩ sẽ tiến hành giục sinh. - Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường - Mẹ bầu bị vỡ ối sớm nhưng không có cơn co tử cung - Mẹ bầu bị tiền sản giật hay cao huyết áp mãn tính - Sức khỏe thai nhi có dấu hiệu bất thường gây nguy hiểm cho mẹ và bé Quá ngày dự sinh hoặc là một trong những trường hợp nên thực hiện giục sinh Quy trình giục sinh diễn ra như thế nào? Để tiến hành giục sinh, bác sĩ sẽ kích thích màng nhầy tử cung bằng cách tác động vào cổ tử cung và màng nhầy tử cung khi khám bên trong. Đầu tiên bác sĩ sẽ đặt thuốc có chứa prostaglandin vào âm đạo để giúp cổ tử cung mềm ra và sẵn sàng cho việc sinh nở. Tiếp đó bác sĩ sẽ tiến hành truyền nhỏ giọt syntocinon trong vòng vài giờ qua đường tĩnh mạch. Ngoài ra bác sĩ có thể thực hiện đặt túi nước vào tử cung, cách này có hiệu quả tích cực hơn so với việc đặt thuốc, vì vậy cơn đau sẽ rất rõ ràng. Hiệu quả của thuốc đối với từng người là khác nhau, về cơ bản mất từ 12 tiếng đến 1 ngày để phát huy tác dụng. Cuối cùng bác sĩ sẽ tiến hành bấm vỡ ối, thực hiện trước hay trong khi các cơn gò tử cung đã đến để làm vỡ bọc nước ối. Sau khi đưa thai nhi ra ngoài, bác sĩ sẽ giúp sản phụ làm sạch tử cung để không để lại tàn dư ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Chuẩn bị gì trước khi tiến hành giục sinh? 1. Không quan hệ tình dục trước đó 1 tuần. 2. Làm sạch cơ thể, đặc biệt là âm hộ và vùng dưới cơ thể, tránh bị nhiễm trùng. 3. Tình trạng tâm lý của phụ nữ mang thai: trước khi giục sinh, tâm trạng của phụ nữ mang thai cũng rất quan trọng, phần lớn các bà mẹ sẽ rất lo lắng trước phẫu thuật, sợ hãi nếu mất con. Ngoài ra cảm giác đau khi giục sinh sẽ mạnh hơn khi sinh thường nên lúc này mẹ phải cố gắng hết sức bình tĩnh, thả lỏng, phối hợp với bác sĩ để mọi việc kết thúc được nhanh chóng và thuận lợi. Chăm sóc mẹ và bé sau giục sinh Mẹ sau khi giục sinh hay sinh thường đều có cảm giác rất mệt mỏi, cần 3-6 tuần để hồi phục. Sau khi giục sinh các mẹ sẽ gặp hiện tượng sưng vú, ra sản dịch. Tùy vào thể trạng từng người, kinh nguyệt sẽ chậm từ 1,5 đến 2 tháng. Chú ý giữ ấm, chăm sóc âm đạo, bồi bổ, không quan hệ tình dục cũng như giữ cho tâm trạng thoải mái nhé!