Nhiều mẹ cho rằng khoảng thời gian cho con bú hoàn toàn và những tháng sau khi sinh xong chưa có kinh nguyệt trở lại là các giai đoạn an toàn nhất để quan hệ mà không cần dùng đến biện pháp tránh thai và cũng không tuân thủ thời gian quan hệ lại sau sinh đúng cách. Chính vì nhận thức chủ quan này đã gây ra trường hợp không biết nên mừng khi có thêm “tập mới” hay nên lo vì “tập trước” chỉ vừa mới bắt đầu. Các sai lầm về quan hệ sau sinh mẹ cần biết Hiểu lầm về không cần tránh thai vì kinh nguyệt chưa trở lại Tùy thể trạng của mỗi người, mà thời gian chu kỳ kinh nguyệt quay lại sau sinh cũng sẽ khác nhau. Có người sau khi sinh bé được 1 – 2 tháng đã gặp lại “đèn đỏ” rồi. Nhưng có người kéo dài tới tận 1 năm hoặc sau khi bé đã cai sữa thì mới khôi phục lại “chu kỳ đèn đỏ”. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn hay có quan niệm sai lầm là ngày nào kinh nguyệt chưa về thì ngày đó có thể “quan hệ thoải mái” mà không lo dính bầu. Vì bản chất “thời kỳ đình công của chu kỳ kinh nguyệt” này không hề ảnh hưởng tới việc có thai hay không, các biện pháp tránh thai trong giai đoạn này vẫn vô cùng cần thiết. Các mẹ đã bỏ qua một yếu tố quan trọng là mặc dù chưa có chu kỳ kinh nguyệt nhưng hàng tháng trứng vẫn rụng theo như chu kỳ vốn có, do đó mà khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra như thường. Hiểu lầm về cách tránh thai với cách cho con bú hoàn toàn Việc cho con bú đúng là có ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng đầu tiên sau sinh, vì nội tiết tố prolactin - hormone điều khiển sự tiết sữa có tác dụng trì hoãn việc có thai do hormone này đã gây ức chế hoạt động của buồng trứng, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ hoàn toàn ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra, và ngày rụng trứng cũng khó mà dự đoán chính xác được. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh nhé! Tác hại của việc mang thai khi hai lần sinh gần nhau Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ Khi sinh xong em bé cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục trở lại, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ. Theo khuyến cáo của chuyên gia thì sau khi sinh mổ lần đầu thì mẹ nên mang thai lần tiếp vào thời điểm ít nhất là 2 năm sau. Lúc này vết mổ tử cung đã được hồi phục và sức khỏe của mẹ cũng được ổn định hơn góp phần hạn chế rủi ro cho lần mang thai sau. Tuy nhiên vì những hiểu lầm mà không thực hiện tránh thai sau sinh, nhiều mẹ đã mang thai trở lại sớm hơn thời gian khuyến cáo. Những mẹ này cần phải đi khám bầu thường xuyên để bác sĩ theo dõi sát sao hơn, vì lúc này nguy cơ bục tử cung xảy ra là rất cao, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ. Thai phụ cần hết sức thận trọng khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm và chú ý chế độ ăn uống để tránh bị nứt vết sẹo mổ cũ. Bên cạnh đó, sự lớn lên của cổ tử cung có thể dẫn đến chỗ khâu bị rách gây xuất huyết vào giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi Nhau thai sẽ có nguy cơ bị bám chặt vào thành tử cung nên sẽ không tự bong tróc sau khi đẻ, một số trường hợp nghiêm trọng thai phụ sẽ bị xuất huyết khi đẻ, bắt buộc tiến hành phẫu thuật cắt cả tử cung lấy thai để cầm máu. Hiện tượng này được gọi là nhau cài răng lược. Hơn thế nữa do cơ thể mẹ chưa hồi phục nên sẽ huy động không đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến các trường hợp đáng tiếc như sinh non, lưu thai, thai nhi suy dinh dưỡng, và một số bệnh lý như vàng da, thính giác kém, trí tuệ kém phát triển, thể chất yếu khi ra đời. Việc sinh nở đối với phụ nữ vốn là việc vô cùng khó khăn và thậm chí là nguy hiểm. Việc mang thai trở lại quá nhanh so với lần đầu sẽ là một thử thách vô cùng lớn không chỉ đối với mẹ mà cả thai nhi. Ngoài ra bé vừa được sinh ở lần thai trước còn quá nhỏ, cần có sự chăm sóc về mọi mặt của mẹ, thế nên để đảm bảo cho sức khỏe cả mẹ lẫn con thì các biện pháp tránh thai sau sinh đúng cách là vô cùng cần thiết. Nếu mẹ không muốn dùng thuốc tránh thai thì có thể thử các biện pháp tránh thai khác như cấy que hoặc đặt vòng. Mẹ đừng để các quan niệm sai lầm ảnh hưởng để có thể tập trung chăm sóc cho con yêu một cách tốt nhất mẹ nhé!