Táo bón khi mang thai là một trong những vấn đề phiền toái của hầu hết bà bầu. Dưới đây là một vài lời khuyên cần thiết dành cho các bà bầu bị táo bón nên tham khảo. Các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc bầu tốt hơn nhé. Nguyên nhân bà bầu bị táo bón là gì? Tăng hormone Progesterone: Trong thai kỳ, hormone Progesterone được cơ thể mẹ tiết ra nhiều hơn để sử dụng, nó đồng thời cũng khiến cơ bắp thư giãn, dẫn đến hoạt động co bóp của ruột kém hơn. Việc ruột di chuyển chậm hơn khiến tiêu hóa lâu hơn, mà sự hấp thu nước vẫn diễn ra, đây là nguyên nhân gây ra táo bón ở bà bầu. Chèn ép dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu: Thai nhi ngày càng phát triển gây chèn ép lên các dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu. Đường tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng nên làm giảm khả năng tiêu hóa, di chuyển của thức ăn bên trong ruột. Mất nước: Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu bị nôn nghén nặng sẽ dễ mất nước gây ra triệu chứng táo bón. Lười vận động: Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước bụng mẹ bầu lớn và nặng, dẫn đến việc di chuyển trở nên khó khăn. Vì thế mà nhiều bà bầu lười vận động, di chuyển hơn dẫn đến chứng táo bón. Căng thẳng: Một số bà bầu lo lắng, căng thẳng trong thời gian mang thai là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu. Thói quen tiểu tiện không lành mạnh: Nhiều bà bầu thường có thói quen nhịn đi vệ sinh, và khi cơn buồn qua đi cũng sẽ vô tình quên mất không đi vệ sinh trong thời gian dài nên dễ bị táo bón. Ăn uống quá nhiều: Nhiều bà bầu ăn uống quá nhiều và uống nhiều loại sữa để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nhưng việc ăn nhiều có thể khiến cho cơ thể không kịp hấp thu tiêu hóa, dẫn đến thức ăn sẽ đọng lại khiến mẹ dễ bị táo bón. Nạp nhiều canxi và sắt: Canxi và sắt là hai dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu thường bổ sung hai chất này nhiều trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị táo bón. >> Xem thêm: 28 điều kiêng kỵ khi mang thai Táo bón ở bà bầu có gặp nguy hiểm như thế nào? Bị táo bón khi mang thai mang lại nhiều mệt mỏi, đau đớn cho bà bầu, đồng thời còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy như: Thiếu hụt dinh dưỡng: Bị táo bón khiến bà bầu đầy bụng, khó tiêu, hoặc buồn nôn, dẫn đến ngại ăn, và ăn không ngon miệng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe mẹ cùng sự phát triển của thai nhi. Nguy cơ sảy thai: Bị táo bón trong khi mang thai đặc biệt là thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do mẹ bầu bị áp lực, căng thẳng và cáu gắt, cùng với việc phải dùng nhiều sức để rặn cũng không tốt cho tử cung. Ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi: Các chất độc tích tụ lâu trong ruột do táo bón, có khả năng sẽ bị hấp thụ ngược vào máu, gây nhiễm độc không tốt cho cả mẹ và bé. Gây nhiều bệnh lý khác: Táo bón thời gian dài dễ tăng nguy cơ mắc bệnh như viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, sa trực tràng,… >> Xem thêm: Cách chuyển dạ nhanh ở tuần 39 Các biện pháp khắc phục táo bón ở bà bầu - Mẹ không nên bỏ qua Tùy vào giai đoạn thai kỳ, tình trạng táo bón ở bà bầu sẽ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất. Trong trường hợp bà bầu mới mắc táo bón và mắc nhẹ, thì có thể áp dụng các cách dưới đây: Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ để cải thiện táo bón hiệu quả Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày để phòng tránh táo bón hiệu quả. Bởi chất xơ có tác dụng hút nước sẽ giúp làm mềm phân, đồng thời tạo khối phân, thải chất cặn bã ra ngoài dễ dàng. Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả Mẹ bầu cần uống đủ từ khoảng 2 – 3 lít nước trong ngày, tương đương 10 – 12 ly. Có thể bổ sung nước từ nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc nước canh, sữa tươi,… Ngoài giúp nhuận tràng, phòng táo bón, uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp ngừa phù nề, đồng thời đảm bảo thai nhi hấp thụ dưỡng chất của tối đa… Vận động nhẹ nhàng thường xuyên giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả Bầu bí khiến mẹ luôn mệt mỏi và có xu hướng lười vận động. Đây là một thói quen không tốt cần hạn chế khi mang thai. Mỗi ngày mẹ bầu cần phải dành từ 30 – 45 phút vận động nhẹ nhàng để tránh táo bón. Bà bầu không được nhịn vệ sinh Nhịn đại tiện sẽ càng khiến mức độ táo bón của mẹ thêm trầm trọng. Thay vào đó, bà bầu nên tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày, và đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định để tạo thành thói quen. Một số spa uy tín với các liệu trình massage bầu phù hợp để dành riêng cho mẹ bầu có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng táo bón trong thai kỳ, đồng thời giải quyết các vấn đề sức khỏe khác của mẹ như giảm đau mỏi toàn thân, giảm stress, giảm tình trạng sưng phù, chuột rút, hỗ trợ mẹ ngủ ngon hơn với việc massage bầu xoa bóp chuyên sâu. Không chỉ vậy, tại địa chỉ chăm sóc bầu uy tín mẹ còn được tận hưởng bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp phù nề ngủ ngon hơn và còn bước chăm sóc da cho bà bầu giúp mẹ bầu có làn da đẹp hơn. Cuối cùng, chúc mẹ sớm hết táo bón và có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!