Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nguyên nhân gây loãng xương ở người già là gì?

Hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi khá phổ biến, là tình trạng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi là gì? Làm thế nào để cải thiện

Hiện tượng loãng xương ở người cao tuổi khá phổ biến, là tình trạng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Nguyên nhân gây loãng xương ở người già là gì? Bệnh loãng xương ở người cao tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể: Do lão hóa: Theo thời gian, xương sẽ trở nên mỏng hơn và đồng nghĩa với việc không có nhiều hàm lượng canxi ở trong xương. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có lượng hormone được sản sinh ít đi, dẫn tới chức năng điều hòa hấp thu canxi vào xương bị suy giảm, làm giảm mật độ xương. (Xem thêm: thuốc canxi cho người già ngừa loãng xương) Do ít vận động: Nhiều người cao tuổi thích nằm một chỗ, ít vận động hoặc không có chế độ tập luyện thể dục thường xuyên có thể khiến xương khớp và cơ bắp yếu đi, không chỉ làm tăng nguy cơ bị loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Ít vận động cũng khiến cơ thể không có điều kiện tiếp xúc với ánh mặt trời, thiếu hụt vitamin D gây hấp thu canxi kém hơn. Do chế độ ăn thiếu canxi: Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi là gì?Tuổi cao và cơ thể yếu nên khả năng hấp thu dinh dưỡng của người cao tuổi sẽ kém hơn. Nếu không bổ sung canxi cho người già loãng xương sẽ làm tăng cao nguy cơ bị loãng xương, rất nguy hiểm. Do dùng thuốc có chứa steroid: Sử dụng nhóm thuốc chống viêm steroid cũng có tác động đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể. Do các bệnh lý khác: Người cao tuổi mắc các bệnh lý như bệnh thận, bệnh nội tiết… cũng khiến cho khả năng hấp thu canxi suy giảm. Những bệnh lý xương khớp ví dụ như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.. cũng khiến cho người cao tuổi bị loãng xương. >>Xem thêm: thuốc bổ máu cho người già phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt Tác hại của tình trạng loãng xương ở người cao tuổi Không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt, tình trạng loãng xương sẽ gây nên thoái hóa xương khớp nghiêm trọng. Một số biến chứng do loãng xương gây ra đó là: Đau nhức: Thiếu hụt canxi ngày một tăng trong khi xương bị xốp, loãng khiến cho triệu chứng đau rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức lưng, đau chân tay, đau khớp gối, khớp cổ chân, đau đốt sống thắt lưng.. Tình trạng đau mỏi xương và các khớp sẽ tăng dần vào ban đêm. Mất ngủ: Đau nhức xương khớp khiến cho người già đã khó ngủ nay càng mất ngủ hơn vào ban đêm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Trầm cảm: Đau nhức thường xuyên, mất ngủ nhiều có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Gù vẹo cột sống, gãy xương: Loãng xương khiến cho cột sống bị biến dạng, gù vẹo cột sống cũng như làm cho tình trạng gãy xương tăng lên dù không phải do va chạm hay hoạt động mạnh. Tử vong: Gãy xương làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, gây ra tàn phế hoặc thậm chí là tử vong. >>Xem thêm: uống sắt và canxi vào lúc nào trong ngày Các điều trị loãng xương ở người cao tuổi Để khắc phục và điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp gồm sử dụng thuốc điều trị kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học sẽ thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng. Cụ thể như sau: Dùng thuốc chắc khỏe xương: Người cao tuổi bị loãng xương có thể được chỉ định một số loại thuốc có tác dụng làm chắc khỏe xương khớp từ bác sĩ. Luyện tập thể dục thể thao: Nhiều ý kiến cho rằng người cao tuổi bị loãng xương nên hạn chế vận động để tránh bị gãy xương, tuy nhiên vận động thường xuyên sẽ giúp làm giảm tốc độ mất xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Một số bộ môn vận động phù hợp gồm có đi bộ, đạp xe, chạy bộ… Tăng cường dưỡng chất thiết yếu: Chế độ ăn uống bổ sung canxi sẽ góp phần cải thiện bộ khung xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Người cao tuổi nên duy trì thói quen uống sữa hàng ngày, ăn nhiều hải sản tôm, cua, cá, ăn nhiều rau có màu xanh đậm để tăng thêm canxi, vitamin D tốt hơn. Bổ sung viên uống canxi: Ngoài việc tăng cường dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm, việc tăng cường canxi với canxi cho người già cũng giúp đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày tốt hơn, bù đắp những thiếu hụt canxi do sự bài tiết canxi tự nhiên của cơ thể. >>Xem thêm: sau khi uống canxi có được ăn trái cây không Trên đây là một số điểm cần chú ý để phòng và chữa bệnh loãng xương ở người già. Chúc các bác luôn thật khỏe mạnh!