Khi mang thai, cơ thể người mẹ có những biến đổi lớn khiến mẹ gặp phải những phiền toái không nhỏ và khó nói cùng ai, trong số đó chính là vấn đề vùng kín “ bốc mùi”. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng vô cùng oi bức, các bà mẹ mang thai đôi khi phải hoạt động ngoài trời thường xuyên rất dễ đổ mồ hôi. Nếu mẹ không chú ý vệ sinh kỹ lưỡng, bộ phận sinh dục sẽ ở trong môi trường ẩm ngột trong một thời gian dài. Do đó, gia tăng cơ hội mắc phải các bệnh như nhiễm nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, .... và làm thế nào để mẹ khắc phục tình trạng này? Tại sao lại có hiện tượng “bốc mùi ở vùng kín” Khoảng 15% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu, vì phụ nữ mang thai thường xuyên đi tiểu nhiều, đi tiểu không dễ dàng và do nội tiết tố thay đổi, co bóp bàng quang bị giảm, nhu động niệu đạo bị chậm lại, đặc biệt độ pH âm đạo thay đổi, lượng khuẩn tốt ít đi, vi khuẩn gây hại gia tăng, khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số bệnh viêm nhiểm phụ khoa thường gặp như: Nhiễm khuẩn âm đạo, Nhiễm trùng do nấm, Viêm lộ tuyến cổ tử cung, Viêm khung chậu, Nhiễm Strep nhóm B và trichomonas (GBS) Khi viêm âm đạo xảy ra, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự gia tăng rõ rệt của lượng tiết dịch âm đạo và màu sắc trở nên sậm hơn (có thể là màu vàng, xanh hoặc đỏ sẫm), có mùi (mùi tanh hoặc mùi khó chịu), ngứa âm đạo, nóng rát và thậm chí là quan hệ tình dục sẽ “không được suôn sẻ”. Thực ra không chỉ phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, mà cả các bà mẹ sau sinh cũng mắc phải tình trạng này. Các mẹ cho con bú thường thiếu ngủ và không được nghỉ ngơi đầy đủ, do đó sức đề kháng kém hơn. Khi cơ thể mệt mỏi, âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Do đó việc chăm sóc "cô bé" sau sinh cũng không thể lơ là! 4 thói quen tốt giúp mẹ phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa 1. Chú ý vệ sinh cơ thể: Phụ nữ mang thai nên được vệ sinh kỹ lưỡng khi tắm. Không nên tắm trong bồn (mẹ cũng chú ý là không nên đi các hồ bơi công cộng nhé) . Luôn luôn giặt sạch đồ lót, đặc biệt là đồ lót mới mua hoặc đồ lót đã không mặc trong một thời gian dài. Giặt và phơi khô trước khi mặc. Khi mua quần lót, mẹ nên chọn loại thông thoáng, không bó sát. 2. Uống nhiều nước và thực phẩm carbohydrate, tránh nhịn tiểu: Ngoài uống nước lọc thường xuyên, bà bầu có thể uống một ít trà hoa cúc, nước chanh và các thức uống thanh nhiệt khác, có thể tránh được nước tiểu quá ít, quá cô đặc, giúp giải phóng kịp thời các vi khuẩn có hại khác. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, sữa chua nhằm thúc đẩy ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. 3. Cẩn thận lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp: Nếu mẹ muốn mua dung dịch vệ sinh vùng kín, mẹ nhớ chú ý chọn sản phẩm có chứng nhận chất lượng và an toàn cho bà bầu nhé. Mẹ có thể dùng mỗi ngày 1 lần để làm sạch, giảm mùi hôi, cân bằng độ pH vùng kín và ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi xuất hiện triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục và tiết dịch âm đạo quá nhiều, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt thay vì chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh. Ngoài ra mẹ cũng tránh dùng các loại giấy vệ sinh không rõ nguồn gốc hoặc các loại có tẩm hóa chất tạo mùi nhé. 4. Ngủ đủ giấc: Duy trì giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày, không thức khuya góp phần tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật và vi khuẩn xâm hại cơ thể. Tuy tình trạng vùng kín có mùi tanh hôi khó chịu là vấn đề gây ngại ngùng khó nói, nhưng mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ chỉ việc thực hiện các bước phòng tránh tốt để đảm bảo vệ sinh cho “cô bé” cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé! Còn trong trường hợp các bước trên không hiệu quả khi mẹ đã bị viêm nhiễm nặng thì mẹ nên tìm đến phòng khám phụ khoa uy tín. Mẹ không phải ngại đâu vì các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho mẹ mà!