Dạo gần đây không ít các mẹ bỉm sữa truyền tay nhau các câu chuyện, hình ảnh về búp bê Kumathong hay còn gọi là Quỷ Linh Nhi. Nhiều người cho rằng đây chính là báu vật có thể đem lại may mắn và phát tài cho người sở hữu nếu được nuôi nấng và thờ phụng chu đáo. Mạng xã hội xuất hiện các hội nhóm lên tới hàng chục ngàn người ngày ngày trao đổi xôm tụ, rôm rả về kumathong, chia sẻ cách chăm sóc, cho búp bê ăn và gọi búp bê là “các con”, sôi động không kém gì các group bỉm sữa – các mẹ nuôi con thật. Trào lưu Kumathong thực hư như thế nào? Theo truyền thuyết của người Thái Lan, sự ra đời của Kumanthong gắn liền với câu chuyện về một người chồng do những bi kịch trong hôn nhân mà mất đi nhân tính, ra tay sát hại vợ, rồi mổ bụng vợ để lấy ra thai nhi – đứa con ruột của anh ta, sau đó đã nguyện chú và biến nó thành “bùa hộ mệnh”. Đây cũng chính là cách mà các Kumanthong bản gốc được tạo thành: Sấy khô xác thai nhi chết non rồi niệm chú, giấu bên trong một bức tượng bằng gốm, sứ có hình cậu bé đang mỉm cười, sau đó được gia chủ “thỉnh” về nhà để thờ cúng. Kuman tiếng Thái là bé trai, Thong nghĩa là vàng. Ở Thái Lan, nhất là giới kinh doanh, nhiều người tin tưởng rằng Kuman Thong sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cũng bảo vệ sinh mạng cho người sở hữu bùa này. Có lẽ vì thế khi trào lưu này đến Việt Nam với những câu chuyện của những người nuôi “búp bê” làm xôn xao dư luận. Rất nhiều người chọn mua những con búp bê Kumathong với hình dạng đáng yêu xinh xắn như em bé, và nuôi nấng như em bé thật. Búp bê Kumathong được giao bán tràn lan trên mạng xã hội "Nuôi" kumathong như người thật Theo truyền thuyết mỗi Kumanthong chứa giữ vong hồn một đứa trẻ, vì vậy không ai gọi là “chơi” mà phải dùng là “nuôi”, có nghĩa chăm một đứa trẻ bình thường ra sao thì cũng phải đối với Kumanthong như thế. Đồ ăn thức uống cho Kumanthong thường là bánh kẹo, trái cây, nước ngọt,… Tương truyền nước ngọt nên dùng loại có màu đỏ vì nó giống như một cách dâng hiến cho vong linh của thai nhi. Không những thế, gia chủ cũng cần mua sắm đồ chơi và nói chuyện hàng ngày với Kumanthong, thậm chí cưng nựng và dỗ dành búp bê như một đứa trẻ trong nhà. Trên mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm được lập ra để chia sẻ kinh nghiệm, mua sắm đồ cho “đứa trẻ”, khoe ảnh “con”. Được ví như một “đứa con tinh thần”, hội “cha mẹ” Kuman cũng lập ra những nhóm riêng để chia sẻ kinh nghiệm, “khoe” ảnh “con” hay mua bán quần áo, trang sức cho những “đứa trẻ”. Các mẹ bỉm sữa trên facebook gần đây đang truyền tay nhau clip 1 người phụ nữ bế “em bé Kumathong” ra chợ và cho bé ăn và uống nước ngọt. Clip đã dấy lên sự tranh luận sôi nổi, có người tin người không. Bên cạnh đó có nhưng không ít mẹ bỉm sữa cho rằng, hiện tượng Kumathong khiến họ cảm thấy sợ hãi khi mua những con búp bê làm đồ chơi cho con cái. Còn các mẹ thì sao? Các mẹ nghĩ gì về trào lưu này?