Bị táo bón chảy máu sau sinh là tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị sớm để sức khỏe không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản phụ bị táo bón chảy máu kéo dài có thể bị thiếu máu nghiêm trọng khiến cơ thể suy nhược, tim đập nhanh, rối loạn ý thức, sốc phản vệ,… Táo bón chảy máu sau sinh cũng có thể do sản phụ bị mắc bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng hoặc ung thư trực tràng có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa. Sản phụ bị táo bón chảy máu sau sinh nên làm gì để cải thiện? Tìm hiểu ngay cách chữa táo bón cho mẹ sau sinh an toàn hiệu quả. Nguyên nhân nào khiến mẹ sau sinh bị táo bón chảy máu? Chị em thường có hiện tượng đi đại tiện ra máu nguyên nhân của tình trạng này thường là do: Nội tiết tố thay đổi khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng, gây táo bón và tạo thành các búi trĩ. Tuy nhiên, táo bón chảy máu sau sinh do thay đổi nội tiết sẽ được cải thiện sau khi vượt cạn 1 – 2 tháng. Sa búi trĩ do quá trình rặn đẻ không đúng cách khiến ổ bụng phải chịu sức ép lớn, đẩy khóm trĩ ra ngoài. Sa búi trĩ cũng khiến sản phụ bị chảy máu khi đại tiện. Polyp hậu môn là 1 khối u lành tính di chuyển trong đường ruột khiến người bệnh bị chảy máu tươi mỗi khi đại tiện. Đồng thời cũng khiến người bệnh bị đau buốt hậu môn, thường xuyên mệt mỏi, sa trực tràng,… Bệnh trĩ cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Giai đoạn đầu người bị trĩ chỉ bị chảy 1 ít máu, giai đoạn bệnh nghiêm trọng, mỗi lần đại tiện sản phụ có thể bị chảy máu thành giọt hoặc thành tia gây thiếu máu, mệt mỏi và đề kháng kém. Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao và có thể khiến người bệnh đi ngoài ra máu. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Sau sinh bị táo bón chảy máu nên làm gì để cải thiện? Đại tiện ra máu sau sinh là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nên chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, nên chủ động thăm khám sớm để có biện pháp hỗ trợ khắc phục. Tùy từng nguyên nhân gây táo bón ra máu sau sinh mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Để khắc phục tình trạng này, chị em cần chú ý thực hiện một số điểm sau đây: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Thực đơn hàng ngày của sản phụ phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường nhu động ruột, cải thiện táo bón. Ngoài ra sản phụ cũng cần hạn chế ăn các món cay, nóng, thức ăn nhanh, đóng hộp, các món chế biến sẵn và rượu, bia, đồ uống đóng chai,… gây táo bón và không tốt cho sức khỏe. >>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt Hình thành chế độ sinh hoạt lành mạnh Mẹ sau sinh cần hình thành chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khỏe, cải thiện táo bón. Cụ thể như: Đi lại, vận động, tập luyện phù hợp để tăng cường tiêu hóa, quá trình trao đổi chất và thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện táo bón. Đồng thời còn giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh hậu sản. Không nên ngồi xổm để tránh bị sa búi trĩ. Đi đại tiện hàng ngày, nếu tập được thói quen đại tiện cố định vào một khung giờ sẽ có thể cải thiện táo bón tốt hơn. Khi đi đại tiện không nên ngồi quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và dùng khăn mềm thấm khô để tránh nhiễm trùng. Mỗi ngày ngủ 7 – 10h trong đó có 7 – 8h ngủ ban đêm, nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thoải mái hơn. Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột, cải thiện táo bón. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, không nên căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng gây táo bón chảy máu sau sinh. Sử dụng mẹo dân gian giúp giảm đau sau khi đại tiện Táo bón khiến sản phụ cảm thấy đau đớn, khó chịu, sợ hãi khi đại tiện và khiến tình trạng táo bón càng nghiêm trọng hơn. Sản phụ có thể giảm đau sau khi đại tiện bằng những cách sau đây: Dùng nước ấm rửa và ngâm hậu môn sau khi đại tiện Lấy đá lạnh bọc vải sạch để chườm hậu môn Ngồi lên gối chữ O để giảm áp lực cho hậu môn, tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa búi trĩ xung huyết căng phồng nằm nghiêng sang trái để giảm ứ máu dưới hậu môn Uống thuốc chữa táo bón khi cần thiết Sản phụ bị táo bón nghiêm trọng có thể phải sử dụng thuốc nhuận tràng. Để không làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ, sản phụ chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tự ý uống thuốc có thể không đạt được hiệu quả mong muốn còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh bú mẹ. >>xem thêm: viên canxi không gây táo bón giúp mẹ ngăn ngừa đau nhức xương khớp Trên đây là những điều các mẹ nên biết về vấn đề sau sinh táo bón ra máu. Để hạn chế tình trạng sau sinh gặp vấn đề táo bón ra máu tươi, các mẹ nên có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Đặc biệt, sau sinh các chị em cũng cần được mọi người thân trong gia đình quan tâm, chăm sóc đúng cách để họ khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe.