Chuột rút là hiện tượng phổ biến khi mang thai, thường bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ 3 thai kỳ và các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này khiến mẹ bầu mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe của mẹ trong thai kì. Tìm hiểu một số mẹo chữa chuột rút cho bà bầu nhanh tức thì trong bài viết dưới đây. Bật mí mẹo đơn giản chữa chuột rút cho bà bầu Để giảm thiểu tình trạng chuột rút, bà bầu nên áp dụng các bí kíp dưới đây. Rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả các mẹ nhé. Xoa bóp nhẹ nhàng, căng cơ với khăn tắm: Mẹ nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng ngón chân, cơ bắp chân, ngón tay bị chuột rút. Điều này sẽ giúp lưu thông máu tốt, chảy nhanh hơn để bổ sung các vi chất thiết yếu cho vùng cơ và đẩy lùi chuột rút. Ngoài ra, mẹ bị chuột rút bắp chân nhẹ nên để chân vào giữa khăn tắm, dùng tay giữ chắc hai đầu khăn đồng thời kéo căng cơ ở bắp chân sẽ nhanh chóng xóa tan cơn đau bị chuột rút bắp chân. >>Xem thêm: thuốc canxi và vitamin d3 cho bà bầu ngừa chuột rút tê bì chân tay Áp dụng bài tập làm căng bắp chân: Mẹ thực hiện bằng cách đứng lên bậc thang bằng nửa bàn chân của mình rồi từ từ nâng gót chân lên cao. Sau đó mẹ giữ im trong 30 giây sẽ giúp làm căng cơ bắp chân của mình, mẹ lưu ý áp dụng 8-10 lần. Di chuyển ngón chân giảm chuột rút: Me bị chuột rút ngón chân, bắp chân nên nâng cao chân lên với chiều nghiêng khoảng 60 độ sau đó lặp lại nhiều lần sẽ thấy hiệu quả. Bấm huyệt khi bị chuột rút: Mẹo chữa chuột rút cho bà bầu mẹ cũng nên thực hiện là bấm huyệt, cụ thể huyệt ở vị trí giữa hai ngón chân cái và ngón chân kế bên, huyệt ở giữa môi và mũi. Tắm nước muối ấm cải thiện chuột rút: Muối biển cung cấp magie cho cơ thể, hơn nữa mẹ khi tắm nước ấm sẽ hấp thụ magie tốt hơn so với việc ăn uống, từ đó giảm hiện tượng chuột rút do thiếu magie… >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu ngừa thiếu máu thiếu sắt Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai Có nhiều biện pháp phòng tránh chuột rút khi mang thai mặc dù nguyên nhân không rõ ràng, tuy nhiên các biện pháp sau đây giúp cải thiện đáng kể làm giảm hoặc mất triệu chứng khi mang thai mà bạn gặp phải. Các biện pháp phòng tránh bao gồm: Uống đủ nước mỗi ngày (2,5-3 lít nước), tránh để cơ thể ở tình trạng bị mất nước. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ, tránh làm việc quá sức, thức khuya ngủ muộn. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, bà bầu làm việc ở văn phòng nên tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc. Khi ngủ mẹ nên gác chân lên gối cao và nằm nghiêng bên trái để giúp máu lưu thông tốt. Mẹ mang thai cũng nên chọn giày dép phù hợp, nên đi giày bệt thoải mái, không nên chọn đi đôi giày cao gót. Trước khi đi ngủ, mẹ cũng nên ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm. Thực đơn ăn uống hàng này cần đảm bảo bổ sung đủ canxi cho bà bầu cùng các vi chất khác như magie, phospho, kali,… >>Xem thêm: làm the nào de biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm **Lưu ý để bổ sung canxi bầu hiệu quả Mẹ bị chuột rút có thể do bị thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu, điển hình là magie, canxi. Bởi vậy, ngoài chế độ ăn giàu canxi, bắt đầu từ tháng thứ 4 thai kỳ mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi. Mẹ lưu ý canxi hấp thụ tốt nhất khi được kết hợp đồng thời với vitamin D3, do đó, bên cạnh chọn sản phẩm chính hãng mẹ nên chọn viên uống canxi chứa thêm thành phần vitamin D3. Thắc mắc uống canxi vào lúc nào tốt nhất, thời điểm mẹ nên uống viên canxi là vào bữa sáng sau ăn 30-60p. Mẹ không nên uống canxi sau 15 giờ chiều và tuyệt đối không sử dụng vào buổi tối bởi sẽ gây nóng trong, táo bón, lâu ngày có thể tạo sỏi thận. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi Vơií những cách trị chuột rút trên có thể chỉ giúp bạn cải thiện cơn đau hoặc giảm thiểu mức độ lặp lại chứ không ngăn ngừa dứt điểm. Tuy nhiên, đây cũng là những bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu đỡ mệt mỏi hơn trong thai kỳ đấy!