Nước đóng vai trò quan trọng để duy trì sự sống. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhu cầu về nước uống cực kì quan trọng vì trẻ nhỏ cần một lượng nước tương đương với kích thước cơ thể của chúng, thậm chí còn nhiều hơn cả người lớn. Ngoài ra, thận của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chưa có khả năng điều chỉnh được lượng nước trong cơ thể. Vì vậy, rất khó để trẻ có thể tự điều chỉnh để nhận ra mình khát nước, trừ khi cơ thể trẻ hoàn toàn mất nước. Bạn phải luôn đảm bảo rằng trẻ luôn được cung cấp đủ nước uống, đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ nóng dần thì nhu cầu nước tăng hơn do mất nhiều mồ hôi, để cơ thể điều hòa nhiệt chống nóng. Vậy trẻ em cần uống bao nhiêu nước một ngày là đủ? Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng: nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước, tuy nhiên nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón thì cũng có thể cho trẻ uống thêm từ 100 – 200ml/ngày. Trẻ 6-12 tháng tuổi cần cho uống số lượng nước là 100ml/kg/ngày, kể cả sữa, nước canh, nước rau, nước trái cây... Chẳng hạn, trẻ nặng 8kg cần cho uống 800ml nước, nếu trẻ đã uống được 600ml sữa rồi cần cho uống 200ml nước/ngày gồm nước đun sôi để nguội, nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây… Trẻ trên một tuổi, nặng 10kg cần uống 1 lít nước mỗi ngày với các loại nước uống như trên. Trẻ nặng trên 10kg cứ mỗi kg cân nặng bạn cần cho uống thêm 50ml/ngày. Chẳng hạn, trẻ nặng 15kg lượng nước uống mỗi ngày là: 1.000ml + (5kg x 50ml) = 1.250ml. Trẻ từ 30kg trở lên uống bằng người lớn (2-2,5 lít/ngày). Nước chanh/ cam/ quýt/ bưởi Nước chanh vừa giải nhiệt, chống rôm sảy mùa hè cho trẻ. Nước chanh cũng rất giàu vitamin C, chống lại được bệnh cảm cúm, cảm lạnh bởi thành phần vitamin C trong các loại quả này còn giúp làm lành các vết thương nhanh chóng, tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nước dưa hấu Dưa hấu là một trong những loại quả đáng ăn nhất đối với trẻ em. Hàm lượng beta-carotene giúp trẻ mắt sáng, phát triển thị lực trong dưa hấu rất cao, chỉ thua xoài. Dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, vitamin B, rất tốt cho tiêu hóa. Hương vị ngọt mát, dễ ăn nên dưa hấu được nhiều trẻ em ưa thích. Mẹ có thể làm nước ép dưa hấu và bạc hà để trẻ có một món đồ uống mát lịm ngày hè. Sữa sen Sữa sen là món quà đặc biệt của mùa hè với hương vị thanh khiết, ngọt mát, giàu dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon. Sinh tố chuối Đây là loại trái cây bổ dưỡng và rất dễ tiêu hóa. Trong chuối có nhiều calo giúp trẻ có thêm nguồn năng lượng và tăng cân nhanh. Nó còn chứa vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, các vi khoáng (magie, kali, sắt, photpho, fluor, iốt…) cần thiết cho cơ thể. Có thể kết hợp chuối với lê, táo, xoài, sữa chua. Nước ép lê Lê thơm, vị dịu ngọt, thanh mát và rất dễ tiêu. Nó ít calo nhưng nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn có chất chống oxi hóa, vitamin C, vitamin K, đồng và kali. Mẹ ép nước cho con uống. Khi con lớn hơn 1 tuổi mà bị ho, mẹ chưng lê với đường phèn cho bé uống cũng giúp giảm ho hiệu quả. Nước lá mã đề Nước lá cây mã đề rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận nên trong dân gian thường dùng mã đề để điều trị tiểu buốt. Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau có vị ngọt tính lạnh, không độc đi vào 3 kinh (thận, bàng quang, phế) có lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, chất kháng sinh gây bệnh ngoài da chữa lỵ cấp. Mã đề còn được dùng chữa ho có đờm do nhiệt, viêm khí quản, chảy máu cam, .... Cách nấu: mã đề mua về rửa sạch đát cát, bỏ lá vàng úa. Cắt khúc nhỏ tầm 10cm. Cho vào nồi đổ ngập nước cho thêm 1 nắm rau ngô, vài lóng mía. Nấu sôi tầm 5 phút để nguội cho vào tủ lạnh ngăn mát nếu uống ống cho vào bình thủy để giữ nhiệt. Có thể nấu mã đề với bí đao. Bí đao chọn bí già phơi khô, sao vàng và nấu như trên. Nước ép cần tây Cần tây rất giàu vitamin A, B1, B2, C,... nên nước ép cần tây có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ thể và tăng chiều cao cho trẻ. Vì vậy đây là nước uống thích hợp cho trẻ trong quá trình ăn dặm. Mẹ nên cho trẻ uống nước ép cần tây vào buổi sáng hoặc trong bữa ăn để giúp bé hấp thu tốt hơn. Nước rau má Theo Đông y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhuận gan, cực kì thích hợp trong tiết trời oi bức. Ngoài ra, trong rau má còn có nhiều chất khoáng, vitamin tốt cho sức khỏe của bé. Các bé được khoảng trên 1 tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã khỏe mạnh thì mẹ bắt đầu có thể cho bé uống chút nước ép rau má tươi pha loãng. Không nên pha nước rau má vào cùng sữa, có thể làm mất tác dụng của cả hai loại đồ uống này, gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa cho bé. Nước ép xoài Trong 1 ly sinh tố xoài bé sẽ nhận được tỷ lệ dinh dưỡng: 103 kalo, 75% vitamin C, 24% vitamin A, 12% vitamin B6 và 1 số vitamin B khác, 10% lợi khuẩn, 8% đồng, 8% kali và 5% magie. Chúng đều là những chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể, giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho tim mạch và trí não bé trong giai đoạn phát triển. Sinh tố bơ sữa Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Không những dồi dào và đa dạng dưỡng chất, bơ còn rất dễ kết hợp với các loại sữa và trái cây khác. Nước dừa Trong nước dừa giàu chất điện giải và dồi dào vitamin, khoáng chất như kali, magie, mangan, vitamin C,... giúp bù nhanh lượng muối bị mất, tránh mất nước hiệu quả. Trong nước dừa còn có nhiều axit lauric - loại axit được tìm thấy trong sữa mẹ giúp bảo vệ cơ thể bé chống nhiễm khuẩn. Khi mới bắt đầu mẹ chỉ cho bé uống 2- 3 thìa cà phê và tăng lượng lên dần dần. Nước dừa cho bé uống phải là nước dừa non và tươi. Khi cho trẻ uống nước hoa quả cần lưu ý - Cho trẻ uống bằng thìa, không nên cho trẻ bú bình. - Cho uống sau bữa ăn chừng 15 - 30 phút, không nên cho bé uống trước khi đi ngủ - Cho trẻ uống nước trái cây còn nguyên xác để tăng cường chất xơ và giúp bé chống táo bón. Nước trái cây còn nguyên xác cũng chưa nhiều dưỡng chất hơn - Cho trẻ uống liều lượng đúng độ tuổi. Bạn không nên cho các bé dưới sáu tháng tuổi uống nước ép trái cây và không cho bé uống quá 120 ml tới 180 ml một ngày đối với trẻ lớn hơn. - Luôn lựa chọn rau quả tươi mới và nên mua rau quả theo mùa, không nên chọn những loại rau quả đông lạnh hoặc trái mùa - Không nên cho mật ong, đường, muối, sữa vào nước ép rau quả. Hãy để cho trẻ thưởng thức hương vị tự nhiên của thực phẩm - Cũng như cách bé làm quen với mọi loại thực phẩm khác, bạn nên cho bé làm quen với nước ép từ từ ít nhất trong năm đầu . - Không nên cho trẻ ngậm nước quá lâu dễ bị hư men răng dẫn đến sâu răng.