Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phụ nữ sau sinh kiêng gì để tránh hậu sản?

Bệnh hậu sản là những bệnh lý xuất hiện ở phụ nữ sau sinh do mẹ không được chăm sóc đúng cách. Sau khi trải qua quá trình vượt cạn vất vả, phụ nữ sau sinh cần ít nhất thời gian 6 tuần để phục hồi như bình thường. Vậy mẹ sau sinh kiêng gì để tránh hậu sản?

Bệnh hậu sản là những bệnh lý xuất hiện ở phụ nữ sau sinh do mẹ không được chăm sóc đúng cách. Sau khi trải qua quá trình vượt cạn vất vả, phụ nữ sau sinh cần ít nhất thời gian 6 tuần để phục hồi như bình thường. Vậy mẹ sau sinh kiêng gì để tránh hậu sản? Cảnh báo bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh Giai đoạn ở cữ hậu sản mẹ không được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất thì rất dễ gặp phải các vấn đề như: Nhiễm khuẩn tại nhiều vị trí như vết mổ, cổ tử cung, nhiễm khuẩn âm đạo, đường tiết niệu… Gặp tình trạng cao huyết áp sau sinh. Bị sản giật, băng huyết, bế sản dịch, xuất huyết muộn. Tăng nguy cơ bị táo bón sau sinh, trĩ. Tâm trạng phiền muộn, bị trầm cảm sau sinh. Các vấn đề khác. Những bệnh lý này nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần và thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt, ăn uống, chú ý tìm hiểu các kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ, kiêng cữ khoa học để tránh nguy cơ mắc bệnh hậu sản. >>Xem thêm: cách chữa táo bón cho mẹ sau sinh Mẹ nên kiêng gì để tránh hậu sản sau sinh? Kiêng ăn gì để mẹ sau sinh tránh các bệnh hậu sản? Những thực phẩm dưới đây được coi là có hại cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh: Tránh dùng thực phẩm cay: Thực phẩm vị cay không có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ và em bé bú mẹ. Đồ ăn cay còn làm tăng nguy cơ gây táo bón và trĩ của mẹ sau sinh. Mẹ ăn nhiều đồ cay còn làm cho sữa có mùi, khiến trẻ bỏ bú. Tránh dùng đồ uống có cồn, caffeine: Các loại đồ uống như cafe, trà, socola có thể làm cho em bé cáu kỉnh, mất ngủ khi bú mẹ. Mẹ sử dụng rượu bia trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sản sinh sữa của cơ thể và tác động tới hệ thần kinh của bé. Tránh dùng đồ ăn có lượng thủy ngân cao: Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá kiếm có hại cho sự phát triển não bộ của bé, mẹ hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để không làm ảnh hưởng tới bé yêu. Tránh dùng đồ ăn lạnh: Những loại đồ ăn, thức uống lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa và làm tổn thương men răng của mẹ sau sinh. Mẹ có thể gặp các vấn đề đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, ê buốt răng nếu dùng đồ lạnh. Tránh dùng đồ ăn tái, sống: Sau sinh kiêng gì để tránh hậu sản mẹ có biết không? Việc tiêu thụ đồ ăn tái, sống có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa và thậm chí ảnh hưởng tới đường ruột của trẻ sơ sinh bú mẹ. Tránh dùng thực phẩm chiên rán dầu mỡ: Mẹ nên kiêng các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn như gà rán, khoai tây chiên.. bởi các món này có chứa nhiều cholesterol có hại cho hệ tiêu hóa, gây buồn nôn, tiêu chảy. >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Kiêng làm gì để mẹ khỏe mạnh hơn sau sinh? Ngoài những thực phẩm cần tránh thì sản phụ sau sinh cần nhớ những điều sau đây: Không tắm nước lạnh: Trong thời gian kiêng cữ mẹ cần kiêng tắm nước lạnh bởi có thể dễ gây cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. Thường sau khoảng từ 3-4 ngày mẹ có thể lau người, tắm rửa nhanh với nước ấm trong phòng kín gió. Mẹ cũng có thể xông hơi với lá tía tô, vỏ cam, vỏ bưởi để làm ấm cơ thể. Không tập thể dục nặng: Tập thể dục giúp mẹ giảm béo và lấy lại vóc dáng tốt hơn sau sinh, tuy nhiên cần đảm bảo cơ thể hồi phục hoàn toàn trước khi vận động, đặc biệt với mẹ sinh mổ cần đợi vết mổ lành hẳn. Không khiêng vác vật nặng: Sau sinh mẹ không nên lao động, làm việc ngay. Tránh khuân vác các vật nặng bởi có thể tác động tới vết mổ hoặc động tới tầng sinh môn chưa phục hồi. Mẹ cũng không nên rướn người hay giơ tay cao. Kiêng quan hệ tình dục: Cơ thể cần 4-6 tuần để phục hồi, và thời gian này mẹ cần kiêng quan hệ tình dục. Mẹ sau sinh kiêng gì để tránh hậu sản? Quan hệ tình dục sớm có thể làm vùng kín chảy máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hay mắc các bệnh lý hậu sản. Hạn chế căng thẳng mệt mỏi: Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Nếu mẹ đang quá mệt vì phải chăm con và làm việc nhà, hãy chia sẻ với chồng hoặc người thân trong gia đình. >>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ sau sinh loại nào tốt Lưu ý về chế độ ăn uống lành mạnh mẹ sau sinh cần nhớ Cơ thể người mẹ sau sinh gần như đã cạn kiệt năng lượng bởi quá trình mang thai trước đó, người mẹ đã dồn hết dinh dưỡng cho thai nhi. Cách bạn bồi bổ cơ thể trong thời kỳ sau sinh rất quan trọng, không chỉ đối với sức khoẻ của chính bạn mà còn đối với cả bé nếu đang trong thời kỳ cho con bú. Những nguyên tắc sau đây mẹ cần nhớ khi xây dựng thực đơn sau sinh: Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đa dạng thực phẩm từ ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm dồi dào protein để bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cơ thể cần. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể hấp thu và chuyển hóa tốt hơn các vi chất. Tránh tình trạng ăn quá nhiều trong một bữa và nhịn đói thời gian dài. Cố gắng uống nhiều nước từ các loại nước lọc, sữa, nước ép trái cây, nước canh… để cơ thể sản xuất nhiều sữa mẹ hơn. Đặc biệt mẹ cần chú ý bổ sung viên sắt cho phụ nữ sau sinh để phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, sản xuất nhiều tế bào máu khỏe mạnh đi nuôi cơ thể, giúp cơ thể phục hồi và làm lành các thương tổn sau sinh tốt hơn. >>Xem thêm: viên canxi không gây táo bón giảm đau nhức xương khớp cho mẹ Phụ nữ sau sinh và người thân hãy cập nhật ngay những món ăn gây hậu sản và những việc cần kiêng cữ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chúc mẹ và bé luôn thật mạnh khỏe!