Các bố mẹ có biết ca cấp cứu bệnh vùng bụng phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh từ 5 tháng đến 3 tuổi là gì không? Câu trả lời chính là bệnh lồng ruột. Nhiều bố mẹ vẫn còn khá lạ lẫm với căn bệnh này. Khi bé quấy khóc vì khó chịu, liên tưởng đầu tiên thường nếu không phải viêm dạ dày thì có lẽ là bị táo bón, do đó có nguy cơ bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị cho con. Nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe của bé, bạn không thể không biết sát thủ vô hình này! Bé từ 5 tháng đến 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lồng ruột rất cao Bệnh lồng ruột là một hiện tượng trong đó một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Nó xảy ra ở trẻ từ 5 tháng đến 3 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh nam cao hơn trẻ sơ sinh nữ và thường xảy ra vào mùa lạnh. Bệnh lồng ruột có thể hình thành dưới một số trạng thái, phổ biến nhất là ruột non ở cuối hồi tràng bị lồng vào ruột già khiến ruột bị tắc nghẽn và trương phình. Hầu hết vùng bị lồng đều ngay tại vị trí bên dưới gan (bên phải vùng bụng). Khi ấn vào vùng này sẽ cảm giác được có một khối nhô lên. Các triệu chứng của bệnh lồng ruột - Các triệu chứng điển hình là đau bụng đột ngột, thường kèm theo nôn mửa, bé có cảm giác bồn chồn và hay ưỡn người. - Khi từng cơn đau qua đi, bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi kiệt sức, toát mồ hôi lạnh, sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím tái. - Ngoài ra, sau 10 giờ phát bệnh, có thể xảy ra tình trạng phân có màu hồng hoặc có máu tươi. Trên lâm sàng, nếu các triệu chứng trên xuất hiện sẽ rất dễ dàng chẩn đoán được, nhưng chỉ có 68% trường hợp có nhiều hơn ba triệu chứng. Ngoài ra triệu chứng thường gặp chỉ có nôn mửa. Thường thì tình trạng này ban đầu sẽ được chẩn đoán là viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bị bệnh lồng ruột mà tiến hành kiểm tra siêu âm thì sẽ kịp thời phát hiện và chữa trị. Phương pháp điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ Theo sách Tiểu bách khoa về chăm sóc trẻ - TS, BS Nguyễn Thu Hằng, đối với trẻ bị chứng lồng ruột, phương pháp điều trị sẽ dựa theo mức độ, lứa tuổi, thời gian bị lồng ruột cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ: - Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ thường cho tháo lồng bằng bơm hơi từ hậu môn lên hoặc dùng chất cản quang borit hoặc nước muối sinh lý 9% để tháo lồng qua sự giám sát từ máy siêu âm. - Với những trường hợp chỗ lồng ruột quá chặt, không tháo được bằng những phương pháp trên hoặc do trẻ đến bệnh viện muộn, khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột hoặc viêm phúc mạc thì trẻ cần phải thực hiện các thủ thuật ngoại khoa. Chú ý về chế độ chăm sóc sau điều trị bệnh lồng ruột cho trẻ - Đối với trẻ trên 2 tuổi, nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháo nghiền, cháo rây, ... Trẻ dưới 2 tuổi thì vẫn tiếp tục bú mẹ như thường. - Bé cần được nạp đủ lượng nước mỗi ngày để khiến cho ruột được lưu thông tốt. - Trong vài ngày đầu sau điều trị, không nên cho bé vận động mạnh như chạy nhảy. - Cha mẹ nhớ mỗi ngày đều theo dõi màu phân của con vì sau khi tháo lồng ruột thường phân của bé sẽ đi kèm một ít máu. Trong quá trình theo dõi, nếu tình trạng này kéo dài trên 2 ngày, và lượng máu nhiều bất thường thì nên lập tức cho trẻ đi tái khám. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lồng ruột ở trẻ. Do đó chưa có biện pháp phòng ngừa nào được đưa ra cho các bố mẹ, nhưng việc quan sát các triệu chứng và phán đoán chính xác sẽ góp phần giúp trẻ điều trị kịp thời chứng lồng ruột, tránh khỏi nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.