Khi bé được khoảng 2 tháng trở đi, sẽ có 1 giai đoạn mẹ đột ngột thấy bé đi ngoài ít hơn trước. Bình thường đang xì xoẹt 4 - 5 lần 1 ngày. Tự dưng bây giờ 2 - 3 ngày lại chưa thấy gì khiến nhiều mẹ lầm tưởng con bị táo bón, vội chạy đôn chạy đáo tìm cách cho con ị. Thực tế, hiện tượng này xảy ra là do thể tích ruột của bé tăng lên, gọi nôm na là “giãn ruột”, hoàn toàn vô hại với bé. Mẹ 2 bé Be và Go đã sưu tầm được một số kiến thức để giải đáp một số thắc mắc quanh hiện tượng này cho các mẹ hiểu rõ hơn. Bé khi nào sẽ giãn ruột? Thông thường trẻ sau 2 tháng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn giãn ruột. Tuỳ từng trẻ mà thời gian khác nhau nhưng về cơ bản, đây là hiện tượng sinh lý bình thường không có gì đáng lo. Chính chúng ta ngày xưa cũng vậy. Tại sao giãn ruột thì bé lâu ị? Cơ chế hoạt động của cơ thể con người là khi ruột đầy sẽ đẩy chất thải ra ngoài. Khi giãn ruột, thể tích ruột tăng lên nên bé cũng mất thời gian để làm đầy ruột hơn. Ruột chưa đầy thì chưa đi ngoài. Thông thường sau 7 ngày bé sẽ ị, cá biệt có bé lên đến 10-15 ngày mới đi. 、 Để bé lâu thế mới ị có gây hại cho bé ko? Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, dễ hấp thụ, ít cặn, đạm cũng dễ tiêu hoá hơn sữa bột nên nói tóm lại, mẹ cứ để thoải mái chục ngày con không ị cũng không vấn đề gì. Với trẻ dùng sữa công thức, do trong sữa có nhiều chất không tốt cho cơ thể bé nên bắt buộc khi mẹ thấy 4 ngày bé không đi thì nên hỗ trợ giúp bé ị. Bé cứ rặn đỏ mặt và đánh hơi bum bủm nhưng mãi không đi, bé có khó chịu không? Đây chính là thời điểm bé đang tập kĩ năng rặn cho suốt quá trình sau này của mình. Bé đang cố gắng đẩy chất thải và khí ra để ruột có chỗ trống, do ruột chưa đầy nên chưa ra được thôi. Không vấn đề gì hết! Có nên thụt giúp bé ko? Như đã nói ở trên, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Vậy nên mẹ ko nên thụt cho bé vì thụt khiến bé đi ị khi ruột chưa đầy. Sau này bé sẽ mất thời gian để làm đầy ruột hơn và mẹ lo sẽ lại tiếp tục thụt. Lâu dần việc này khiến bé mất đi khả năng tự rặn vì các cơ đã trở nên “lười”. Việc này vô cùng nguy hiểm bởi sau 6 tháng là lúc bé cần tích cực phát huy khả năng rặn của mình. Nếu khả năng kém sẽ khiến bé có nguy cơ bị táo thật, táo nặng so với các bạn khác. Vậy bé uống sữa công thức, 4 ngày không đi phải hỗ trợ bé như thế nào? Với bé uống sữa công thức, để chất thải không ngấm ngược gây hại cho bé, mẹ bắt buộc phải sử dụng phương pháp thụt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này mà nên kết hợp với các phương pháp khác là: massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ, cho bé tập đạp xe để tăng nhu động ruột. Về phương pháp thụt, có 1 số cách: tước vỏ cọng mùng tơi rồi ngoáy đít bé, bôi mật ong, ra hiệu thuốc mua cái thụt. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi phân con để xem sữa có phù hợp với bé hay không. Nếu phân có những dấu hiệu bất thường có thể bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng trong sữa, dị ứng đạm bò trong sữa…hoặc nặng có thể gây táo bón thật. Với trường hợp này cần đổi sữa cho bé ngay. Mẹ ăn nhiều rau có giúp bé đi ị dễ hơn không? Giãn ruột hoàn toàn không phải là táo bón nên mẹ ăn nhiều rau chỉ lợi cho mẹ chứ không lợi cho con. Mặt khác, trong sữa mẹ không có chất xơ nên mẹ có ăn bao nhiêu thì cũng chỉ bổ mẹ, không có tác dụng trị táo bón ở con. Phân biệt giãn ruột và táo bón như thế nào? Táo bón thường xuất hiện sau khi bé bắt đầu ăn dặm. Khi bị táo, phân bé sẽ khô, cứng, rắn khiến ruột khó đẩy phân ra ngoài, bé đi bị đau nên sợ đi hơn. Còn giãn ruột thì dù 10 ngày không đi phân bé sẽ vẫn mềm, sệt. Sau những chia sẻ trên, hi vọng các mẹ sẽ hiểu hơn về hiện tượng sinh lý này để vững tâm chăm sóc con thật tốt. Để tốt nhất cho bé, các mẹ hãy cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (ít nhất là 4 tháng đầu) nhé! Nguồn: Mẹ BeGo's House