Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối. Vậy trước khi mang thai nên tiêm phòng gì để bảo vệ cho cả mẹ và bé chưa? Dưới đây là những mũi tiêm quan trọng mẹ nên thực hiện đầy đủ ngay từ khi chuẩn bị mang thai. Lợi ích tuyệt vời của tiêm phòng trước khi mang thai Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi. Do đó, thực hiện tiêm phòng trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé khi không may tiếp xúc các loại vi khuẩn virus này. Việc này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn cung cấp cho trẻ một lượng kháng thể ngắn hạn để bảo vệ bé trước khi bé đủ tuổi tiêm chủng. Không có quy định nào bắt buộc phải tiêm phòng trước khi có thai. Vậy có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Nếu không tiêm phòng, mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, khi mắc bệnh sẽ nặng và nhiều nguy hiểm hơn với bé: bé sinh ra có nguy cơ bị lây bệnh từ mẹ hoặc dị tật bẩm sinh. Thậm chí mẹ có thể bị sảy thai, sinh non. Nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm phòng, thì việc tiêm phòng trước khi mang thai rất an toàn. Vì thế, trước khi có quyết định mang thai, các mẹ nên có kế hoạch tiêm phòng đầy đủ, tốt nhất là 3 tháng trước khi có bé. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt Cần tiêm vắc xin gì trước khi mang thai? Dưới đây là 5 loại vacxin quan trọng cần tiêm phòng trước khi mang thai chị em không nên bỏ qua: Vắc xin cúm Cúm là bệnh về đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng căn bệnh này. Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cùng với Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến nghị, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và con. Các mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu ngừa thiếu máu thiếu sắt Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella Sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh rất dễ bị lây nhiễm thông qua đường hô hấp. Hiện nay đã có vắc xin kết hợp để phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh này. Thời gian tiêm phòng mũi vắc xin này được khuyến cáo là trước khi mang thai 3 tháng. Như vậy vừa giúp cơ thể của mẹ có đủ thời gian sinh ra kháng thể phòng bệnh, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi. Mũi tiêm này chỉ được tiêm trước khi mang thai. Nếu mẹ đã mang thai khi mới tiêm phòng trong khoảng thời gian chưa đến 1 tháng, thì mẹ cần đi khám để được tư vấn biện pháp chăm sóc, theo dõi thai kì phù hợp. Vắc xin thủy đậu Nếu mẹ đang mang thai tuần thứ 8 – 20 bị thủy đậu thì bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Hoặc nếu mẹ bị thủy đậu trước hoặc sau khi sinh thì bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh. Do vậy, đối với các mẹ chuẩn bị mang thai thì tiêm phòng thủy đậu là một điều cần thiết. Đối với mũi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, Bộ Y tế khuyến cáo các mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai là 3 tháng. Vắc xin thủy đậu cũng không được tiêm khi mẹ đã mang thai. >>Xem thêm: uống sắt có nóng không Viêm gan B Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai được chia làm 3 mũi. Hai mũi đầu tiên cách nhau 1 tháng để tạo miễn dịch ban đầu. Mũi cuối cùng sẽ được tiêm cách mũi đầu 6 tháng. Cũng giống các mũi tiềm phòng khác, mẹ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Những mũi tiêm còn lại mẹ có thể tiêm trong khi đang mang thai. Vắc xin HPV Đối với các mẹ đang trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt là các mẹ chưa từng mang thai thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Virus HPV không chỉ gây nên bệnh ở mẹ, mà còn có thể di truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây bệnh đa bướu gai đường hô hấp. Vì vậy, mẹ nên tiêm vắc xin HPV để bảo vệ bản thân và bé yêu. Vắc xin HPV gồm 3 mũi. Vắc xin có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Nếu mẹ đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm. Sau khi sinh xong, mẹ mới nên tiêm mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm HPV không được quá 2 năm. >>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt Các vắc-xin nói trên an toàn trong thai kỳ, có thể bảo vệ thụ động cho trẻ sơ sinh và không gây sẩy thai. Chúc các mẹ sớm có bé yêu và một thai kì khỏe mạnh nhé!