Nhiều bé trai rơi vào tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu, vậy nó sẽ chạy đi đâu? Tinh hoàn ẩn là một bệnh tiết niệu phổ biến ở trẻ em, khoảng 1% tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc phải bệnh này. Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị các bậc cha mẹ rằng phẫu thuật sớm là cách điều trị tốt nhất và nếu để lâu sẽ dẫn đến khả năng bé bị vô sinh. Thế nào là tinh hoàn ẩn Trước khi sinh, tinh hoàn của bé trai ban đầu nằm trong khoang bụng. Đến tống bẹn thứ bảy trong bụng mẹ, chúng bắt đầu di chuyển xuống bìu. Hầu hết tinh hoàn sẽ vào đúng vị trí trước khi sinh, chỉ có 1% trẻ là sẽ vẫn giữ nguyên vị trí. Vị trí tinh hoàn ẩn có thể nằm ở ống bẹn hoặc trong khoang bụng, vì vậy chúng ta sẽ không sờ thấy tinh hoàn trong bìu bé. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tinh hoàn ẩn cho bé? Khi tắm cho bé, bạn có thể thử dùng tay chạm vào bìu bé để kiểm tra. Nếu có một bên hoặc cả hai bên bạn không thể cảm nhận được tinh hoàn, bạn nên tìm đến bác sĩ để khám ngay cho bé. Kiểm tra thêm. Các phương pháp kiểm tra khác bao gồm kiểm tra nội tiết tố máu, kiểm tra siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp động mạch và nội soi. Di chứng của bệnh tinh hoàn ẩn 1. Giảm khả năng sinh dục Nhiệt độ trong vùng ống bẹn hoặc bụng khá cao, nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn, theo đó mà khả năng sinh dục sau này cũng sẽ giảm. Khoảng 80% trường hợp bị tinh hoàn ẩn một bên có năng lực sinh dục bình thường, và chỉ 50% tỷ lệ đối với trường hợp bị ẩn tinh hoàn hai bên. 2. Nguy cơ bị khối u ác tính Những trường hợp tinh hoàn lạc chỗ và không di chuyển xuống bìu sẽ có nguy cơ mắc phải khối u ác tính cao hơn 40 lần so với các bé bình thường. 3. Tinh hoàn dễ bị tổn thương Khi tinh hoàn lạc đến phần ống bẹn, tinh hoàn dễ bị tổn thương hoặc bị biến dạng do tác động bên ngoài. 4. Thoát vị bẹn 80% bệnh nhân tinh hoàn ẩn bị thoát vị bẹn, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra tắc nghẽn ống bẹn, dẫn đến hoại tử nội tạng và tinh hoàn. Phát hiện sớm tinh hoàn ẩn, điều trị tốt nhất cho bé trước 2 tuổi Về nguyên tắc, việc điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tốt. Trước 1 tuổi, có khoảng một phần tư khả năng tinh hoàn tự di chuyển tự nhiên về đúng vị trí. Do đó, có thể theo dõi sớm bằng cách quan sát từ trước đó. Nếu sau 1 tuổi tinh hoàn vẫn lạc chỗ thì nên tiến hành phẫu thuật điều trị vào thời điểm từ 1 đến 1 tuổi rưỡi, không muộn hơn 2 tuổi. Bởi vì nghiên cứu cho thấy trước 1 tuổi, số lượng tế bào tinh trùng được sản xuất bởi tinh hoàn bình thường và tinh hoàn ẩn là như nhau, nhưng sau 2 tuổi, số lượng tế bào tinh trùng của tinh hoàn ẩn đã giảm đáng kể. Sau 8 tuổi, sẽ mất hoàn toàn khả năng tạo ra tinh trùng. Do đó, nên phẫu thuật cho bé càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn Bao gồm hai loại: điều trị bằng thuốc và điều trị phẫu thuật: 1. Liệu pháp hormone Các loại thuốc hiện đang được sử dụng là các hormone như LHRH và hCG, có thể giúp tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu, hiệu quả cao hơn đối với trường hợp tinh hoàn ẩn mức độ thấp, nhưng tỷ lệ thành công nhìn chung chỉ là 25%. 2. Tinh hoàn ẩn mức độ thấp đến trung bình Có thể tìm thấy tinh hoàn ở ống bẹn, sau khi giữ lại các mạch máu và dây tinh trùng, kéo tinh hoàn xuống bìu để cố định vị trí. 3. Tinh hoàn ẩn mức độ cao Trong ống bẹn không thể sờ thấy tinh hoàn, vị trí của tinh hoàn trong khoang bụng, đó là trường hợp mức độ cao. Nếu kích thước của tinh hoàn là bình thường, có thể quan sát xem chiều dài của dây tinh trùng có đủ để kéo xuống bìu hay không, và sau đó quyết định thực hiện phẫu thuật cố định một giai đoạn hay hai giai đoạn. Nếu tinh hoàn bị teo và biến dạng, tinh hoàn bị teo phải được loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ung thư trong tương lai. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao, nhưng sức khỏe của con luôn là trên hết. Các bố mẹ nên theo dõi tình trạng phát triển của bé để kịp thời phát hiện bất kỳ sự dị thường nào trên cơ thể con. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bố mẹ và các bé nhé!